Đắk Lắk gây sốc khi giải thể đội bóng chuyền nam, VĐV chuyển sang… 𝘣ắn 𝘴úng, đua thuyền

Thông tin về đội bóng chuyền nam Đắk Lắk giải thể đã được lãnh đạo sở Văn hóa – Thể dục Thể thao tỉnh quyết định, tuy nhiên những hệ lụy sau đó mới là điều đáng bàn.

Hơn 1 thập kỷ xây dựng và trưởng thành cho tới ngày hôm nay, đội bóng chuyền nam Đắk Lắk đã có những bước tiến mới khiến nhiều người cảm thấy tự hào về năng lực cũng như thành quả gặt hái được sau nhiều năm vun trồng. Hiện tại đội bóng có nhiều tuyến phát triển và theo định hướng trước đây, đội sẽ cố gắng lọt vào top đội mạnh tại giải hạng A và phấn đấu lên chơi tại giải VĐQG.

Thành tích giành HCĐ giải hạng A mùa giải 2020 là niềm vui cũng như báo hiệu cho sự trưởng thành của một tập thể non trẻ nhưng mang trong mình sự quyết tâm cao độ. Hiện tại trong đội hình khá nhiều VĐV có năng lực có thể phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục VĐV, học viên đội bóng chuyền nam Đắk Lắk rất lo lắng trước thông tin đội bóng này sẽ giải thể. Cùng đó, các học viên tại Trường năng khiếu thể dục thể thao đang học bóng chuyền cũng sẽ chuyển sang học các môn khác.

Đội bóng chuyền nam Đắk Lắk tại giải hạng A toàn quốc 2020

Chiều 23/2, ông Thái Hồng Hà – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, xác nhận đã có chủ trương giải thể đội bóng chuyền nam Đắk Lắk. Theo đó, 18 VĐV tại Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao phải ‘tìm bến đỗ mới’, còn 13 học viên tại Trường năng khiếu thể dục thể thao sẽ được “đào tạo môn khác”.

Việc đột ngột giải thể, chuyển VĐV năng khiếu bóng chuyền sang đào tạo môn khác (????ắn ????úng, ????ắn cung…) khiến các vận động viên, học viên và phụ huynh không khỏi ????iếc ????uối, lo lắng. Ở một khía cạnh khác, việc này cũng ảnh hưởng đến danh dự của các VĐV khi bị ????rả ????ề địa phương.

“Tuổi các cháu đang lớn, giờ mà quay lại trường cũ sẽ mặc cảm, theo không kịp các bạn, mà theo học môn năng khiếu mới thì chẳng biết có phù hợp với cháu hay không”, bà Tống Thị Ngọt (mẹ học viên Nguyễn Tấn An, đang học văn hoá lớp 10 tại Trường năng khiếu thể dục thể thao Đắk Lắk) lo lắng nói.

Các VĐV đội bóng chuyền nam Đắk Lắk.

Trong khi đó, VĐV Nguyễn Huỳnh Anh Phi (26 tuổi), cho biết đã tham gia đội tuyển 7-8 năm nay, khi đang ở tuổi học sinh. Anh được tin tưởng giao làm đội trưởng, cùng đồng đội đạt giải 3 giải bóng chuyền hạng A năm 2019. Đầu năm 2020, Phi cùng 6 đồng đội được ký hợp đồng sử dụng VĐV với mức lương gần 4,7 triệu đồng/tháng, cùng trợ cấp tiền ăn 140.000 đồng/ngày thì mới đây nghe tin đội bóng sẽ ????an ????ã nên rất buồn.

HLV Nguyễn Tấn Tiến của Đắk Lắk

Về những vấn đề này, ông Phan Xuân Hùng– Trưởng phòng Thể thao thành tích cao, sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thừa nhận việc giải tán đội bóng chuyền là việc đáng tiếc nhưng vẫn phải làm. Theo ông Hùng, Đắk Lắk có thế mạnh các môn võ thuật, ????ắn ????úng, chèo thuyền, đang đầu tư nâng chất dần đội bóng đá nam. Riêng bóng chuyền thì có đội tuyển nữ đang thi đấu ở giải các đội mạnh, có triển vọng nên đang chú ý đầu tư. Còn bóng chuyền nam đang thi đấu ở giải hạng A, khó có khả năng tham gia giải các đội mạnh.

Ông Phan Xuân Hùng– Trưởng phòng Thể thao thành tích cao, sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đắk Lắk (bên phải) trao đổi với PV.

“Trong điều kiện đó, sở có chủ trương giải thể đội bóng để tập trung phát triển các môn thế mạnh có thành tích cao. Đối với các VĐV nhỏ tuổi, được chuyển sang đào tạo các môn khác phù hợp, các VĐV lớn cũng có thể chuyển môn hoặc sở liên hệ các đội để các em tiếp tục thi đấu tại đây. Đúng là cuộc chia ly nào cũng buồn, nhưng điều kiện hiện tại buộc phải thế”, ông Hùng nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *