“Nếu vấn đề của Tịnh thất Bồng Lai không được giải quyết, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng”, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.
Vào tháng 11/2017, chương trình văn nghệ với chủ đề Đêm nhạc Đạo Phật và dân tộc Việt Nam đã được diễn ra, trong khuôn khổ của một hội thảo quốc tế. Khi ấy, Thượng tọa Thích Nhật Từ (Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo) đã đảm nhận vai trò là trưởng Ban Văn hóa.
Với sự nâng đỡ của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Huyền Trân cũng đã xuất hiện trong đêm nhạc. “Nếu chỉ còn một ngày để sống” là ca khúc mà “3 huynh đệ” đã biểu diễn năm đó. Tuy nhiên, người nhận “bằng công đức” đêm ca nhạc lại là ông Lê Tùng Vân và các “chú tiểu”, thay vì Nhất Nguyên, Hoàn Nguyên cùng Huyền Trân.
Cuối năm 2019, khi sự việc liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai (tên mới là Thiền am bên bờ vũ trụ) gây xôn xao dư luận, Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng đã lần đầu lên tiếng về những vấn đề nhức nhối bên trong Thiền am này.
Đối với ông, những sai phạm về vấn đề “giả sư”, trục lợi từ thiện nếu không được giải quyết triệt để sẽ mang đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
– Trước khi lên tiếng về ông Lê Tùng Vân cùng những vấn đề bên trong Tịnh thất Bồng Lai, thầy từng cho biết mình đã bị một số YouTuber tấn công và xúc phạm. Câu chuyện này đã diễn ra như thế nào, thưa thầy?
Thực tế, từ năm 2017, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Huyền Trân từng đến chùa Giác Ngộ nhờ tôi tư vấn sau vụ lùm xùm thi hát Bolero trên Đài truyền hình Vĩnh Long. Vào cuối năm 2019, những nghi vấn về việc “không có chú tiểu thật”, “trẻ mồ côi”… tại Tịnh thất Bồng Lai xảy ra, tôi vẫn cố gắng cho họ một con đường để sửa đổi.
Về tuổi tác, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Huyền Trân chỉ bằng tuổi cháu của tôi. Trong đạo, họ là cư sĩ tại gia, cũng tầm học trò của tôi. Vì vậy, tôi muốn cho họ một con đường để sửa chữa sai lầm. Tôi đã từng chờ họ đến nhờ tôi tư vấn như năm 2017, nhưng họ đã không đến.
Nhiều YouTuber đã cắt ghép bài nói chuyện của tôi trong năm 2017 và 2019, để cho thấy sự khác biệt, rằng tôi nói “2 lời”, lúc tôi bênh, lúc tôi lại phê phán “thầy ông nội” mà họ kính trọng.
Trong 2 năm qua, YouTube có hơn 4000 video nói về Tịnh thất Bồng Lai, chia làm hai nhóm ủng hộ và phản đối. Khi tôi lên tiếng về vấn đề “giả sư”, nhiều YouTuber đã chửi mắng, xúc phạm và vu cáo rằng tôi muốn “giết chùa”, chà đạp quyền tự cho tín ngưỡng.
TỊNH THẤT BỒNG LAI CÓ NHIỀU ĐIỀU T.RÁI VỚI GIÁO LUẬT
– Dưới góc độ Phật giáo, thầy có nhận xét như thế nào về những sai phạm của Tịnh thất Bồng Lai trong thời gian qua?
Tịnh Thất Bồng Lai đã được xác định không phải là Tự viện hợp pháp và không do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý.
Đầu tiên là vấn đề đất đai, đất tôn giáo phải trải qua nhiều thủ tục, chuyển đổi từ đất thổ cư. Đất lúa không thể sinh hoạt tôn giáo, và họ cũng chưa từng đăng ký sinh hoạt tôn giáo.
Mẹ Diễm My: Tôi từng đến Tịnh thất Bồng Lai ‘van xin ông Lê Tùng Vân trả con gái’
Bên cạnh đó, việc họ nói những “chú tiểu” là mồ côi, trong khi các em có người thân ruột thịt là nói sai sự thật. Vào năm 2020, những người trong Tịnh thất Bồng Lai đã được thử kết quả ADN 2 lần. Hiện nay, có khoảng 10 đơn tố cáo đã được gửi. Qua đó, những vấn đề nhức nhối bên trong cơ sở này đã được phơi bày.
Vào ngày 18 và 20/12/2019, tôi đã có bài nói chuyện về bản chất của vấn đề, xoay quanh nơi gọi là Tịnh thất Bồng Lai. Sau đó, một Phật tử đã đến cảm ơn tôi vì những thông tin của tôi mà chị ấy đã có thêm hiểu biết về nơi này. Chị ấy đã mang đứa con ruột mà trước đó gửi tại cơ sở này quay trở về nhà.
Đó là một sự thật “phũ phàng” khi tôi nói về những vấn đề của Tịnh thất Bồng Lai. Trước mắt, những điều họ làm là trái với Giáo luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo.
– Những vấn đề liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai đã gây ra sự ảnh hưởng như thế nào, thưa thầy?
Những việc làm của họ đã gây thương tổn cho Đạo Phật. Họ tự xưng là chùa, là thầy, là sư cô, là chú tiểu, mặc pháp phục. Điều này là trái với luật đạo.
Trước đó, trong buổi nói chuyện với các Phật tử vào năm 2019, tôi đã nói rằng cụ Lê Tùng Vân cùng các đồ đệ của ông nợ Phật giáo Việt Nam một lời xin lỗi. Bởi, họ không phải là tu sĩ Phật giáo. Họ lợi dụng vào sự kém hiểu biết của cộng đồng mạng, sự yêu mến của mọi người dành cho “5 chú tiểu” tại chương trình Thách thức danh hài để trục lợi.
– Theo thầy, những vấn đề xung quanh Thiền am bên bờ vũ trụ (tên cũ là Tịnh thất Bồng Lai) cần được giải quyết như thế nào?
Trước đó, Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An đã làm việc với địa phương, Giáo hội Trung ương cũng đã lên tiếng. Sau khi Phật giáo chúng tôi lên tiếng cách đây 2 năm, các Sở ban ngành, Đài truyền hình, báo chí cũng đã vào cuộc. Tuy nhiên, đến hiện tại, sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo tôi, nếu vấn đề không giải quyết sẽ dẫn đến sự ngộ nhận, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Những vấn đề bên trong Tịnh thất Bồng Lai đã âm ỉ gần 2 năm nay. Vừa qua, nó đã được “hâm nóng” lại bởi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể lên tiếng xác nhận với góc độ Phật giáo, việc giải quyết những vấn đề này theo quy định pháp luật thuộc về trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Long An.
Xin cảm ơn những chia sẻ của thầy!
Trước đó, Hoàn Nguyên, một “tu sĩ” của Tịnh thất Bồng Lai từng lên tiếng “chỉ trích” Thượng tọa Thích Nhật Từ. Người này nói trong livestream: “Tính tôi giống như sư phụ tôi. Giáo hội Phật giáo nói đúng thì chúng tôi nghe, nếu nói sai thì không nghe”. Lời chia sẻ này đã khiến dư luận xôn xao.
Thiền am bên bờ vũ trụ (hay tên gọi trước đó là Tịnh thất Bồng lai) được nhiều người biết tới bởi việc nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi, phát hiện tài năng rồi đưa các bé lên chương trình truyền hình. Từ đó, nhiều mạnh thường quân đã gửi tiền quyên góp, ủng hộ nơi này.
Tối ngày 24/10, anh Lê Thanh Minh Tùng, người tự xưng là “con ruột” ông Lê Tùng Vân đã chia sẻ rằng bản thân anh đã có những ký ức “đầy ám ảnh” tại trại cô nhi Thánh Đức của ông Lê Tùng Vân. Theo đó, anh cho biết ông Vân từng có 7 người vợ cùng lúc, nếu tính số phụ nữ qua lại là hơn chục người. Thông tin anh Tùng đưa ra đều bị phía ông Vân phủ nhận toàn bộ.
Theo Soha