Phát hiện mới về hiệu lực của vắc xin Pfizer: Người tiêm từ đầu năm giờ được bảo vệ ra sao

Mặc dù vắc xin Pfizer đã được chứng minh hiệu quả rất cao, nhưng cũng như các loại vắc xin nCoV khác, kể từ khi xuất hiện đến nay Pfizer vẫn được tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những ưu và nhược điểm còn chưa được khám phá hết.

Và cũng không quá bất ngờ, khi gần đây nhóm chuyên gia tại Israel đã có phát hiện mới về hiệu lực của vắc xin Pfizer mọi người ạ.

Vậy hiệu lực của vắc xin Pfizer có gì thay đổi so với các nghiên cứu trước đây và phát hiện này đáng mừng hay đáng lo.

Sau khi đọc thông tin trên báo ZingNews mình đã có câu trả lời cho điều này rồi, giờ chia sẻ lại cho những ai quan tâm nha.

Phát hiện hiệu lực của vắc xin Pfizer giảm đáng kể sau chưa đầy nửa năm

Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, do nhóm chuyên gia tại Viện KI, Israel thực hiện.

Để có kết quả này, nhóm chuyên gia đã sử dụng dữ liệu do Maccabi Health Services cung cấp với quy mô lên tới 1,3 triệu hồ sơ. Họ so sánh tỷ lệ nhiễm nCoV ở những người đã tiêm chủng, số lần nhập viện liên quan căn bệnh này giữa những người được tiêm vắc xin ở 2 giai đoạn tháng 1-2 và 3-4.

Cuối cùng, các chuyên gia chỉ ra nguy cơ lây nhiễm nCoV dù đã tiêm vắc xin nCoV ở người được tiêm sớm cao hơn. Nguy cơ nhập viện, trở nặng của những người này cũng cao hơn so với nhóm được tiêm vắc xin Pfizer sau đó.

Cụ thể là những người đã tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer vào tháng 1-2 có nguy cơ nhiễm nCoV vào tháng 7 cao hơn 51% so với nhóm người được tiêm chủng vào tháng 3-4.

Kết quả này cũng khớp với nhiều dữ liệu cho thấy các kháng thể tạo ra từ vắc xin nCoV suy giảm đáng kể sau 4-6 tháng.

Điều đặc biệt khiến nhóm tác giả của Viện KI chú ý đó là độ tuổi không ảnh hưởng quá trình và thời gian suy giảm hiệu lực của vắc xi Pfizer.

Tại các quốc gia đã tiêm vắc xin liều thứ 3, những người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, dễ tổn thương khi nhiễm nCoV được ưu tiên tiêm trước. Nguyên nhân là hiệu quả bảo vệ của vắc xin nCoV trên những người này tạo ra thấp hơn bình thường, dễ suy yếu.

Thế nhưng nghiên cứu mới của Israel đã lật ngược lại vấn đề khi phát hiện độ tuổi không quyết định thời gian suy giảm hiệu lực của vắc xin nCoV.

Như vậy cũng có nghĩa vắc xin nCoV sẽ giảm dần hiệu quả trên mọi nhóm dân số, không phải chỉ ở những người lớn tuổi như suy nghĩ trước đây.

Tiến sĩ Barak Mizrahi, thành viên của Viện KI, người dẫn đầu nghiên cứu, nhận định: “Hiệu quả của vắc xin sẽ giảm dần ở tất cả mọi người. Nguy cơ lây nhiễm nCoV dù đã tiêm chủng càng cao hơn ở những người được tiêm sớm. Kết quả của chúng tôi một lần nữa chứng minh các kháng thể của vắc xin nCoV không tồn tại mãi mãi”.

Theo Tiến sĩ Mizrahi, càng xa thời gian tiêm liều vắc xin nCoV cuối cùng, nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 càng cao. Vì vậy, các chuyên gia nước này quyết định bảo vệ tất cả người dân với chiến lược tiêm nhắc lại thay vì chỉ 1 nhóm nhỏ.

Thế nhưng nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế khi thực hiện trong giai đoạn biến chủng Delta đang bùng phát mạnh. Điều này khiến họ khó có thể kết luận sự suy giảm khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer trước các biến chủng nCoV khác như thế nào.

Ngoài ra, với những người từng là F0 hoặc phải trì hoãn tiêm mũi 2 dài hơn thời gian khuyến cáo không tham gia nghiên cứu này. Vì thế mà nhóm tác giả không thể đánh giá ảnh hưởng của 2yếu tố này với hiệu lực của vắc xin nCoV.

Đáng nói hơn các chuyên gia cũng nhận thấy các yếu tố khác biệt về hành vi như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng kết quả nghiên cứu, thế nhưng nó không được loại bỏ khỏi dự án.

Những thông tin trên mình vừa đọc được trên báo nên chia sẻ lại. Sự ra đời của vắc xin nCoV là “cứu cánh” trong đại dịch, nhưng cho đến nay vẫn tiếp tục có nhiều phát hiện mới chưa khám phá hết về “vũ khí” này mọi người ạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *