Đã trở thành thông tục, chỉ cần trong làng có đám cưới, gia đình thông báo với họ hàng ngày giờ tổ chức thì chẳng cần mời, dân làng cũng nô nức kéo đến chung vui, ăn cỗ.
Với người dân làng Phúc Lâm, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chuyện cưới xin vốn là chuyện vui của cả làng, chỉ cần gia chủ báo cáo thời gian tổ chức với họ hàng, ắt cả làng nô nức đến ăn cỗ, không quan trọng quà to bao nhiêu bởi sự nhiệt tình là đủ.
Theo cụ Nguyễn Thị Việt (88 tuổi, ở xóm 4, làng Phúc Lâm), tục lệ này có từ ngàn đời, nhà nào có đám cưới là người làng đến chung vui: “Người có thì mừng nhiều, người không có thì mừng ít, người nào nghèo khó không mừng cũng không sao. Người cao tuổi như chúng tôi đến ăn cỗ, gia chủ không lấy tiền mừng mà còn cho lộc mang về”.
Điều thú vị của tập tục này là gia chủ chẳng tốn tiền in thiệp hay đến từng nhà “tâm sự”, chỉ cần nói “cưới mở” hay “cưới mở bung” thì dân làng sẽ tự truyền tai nhau, sắp xếp thời gian đến dự đám cưới.
Bà Đàm Thị Xoan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phúc Lâm xác nhận: “Mỗi khi có đám cưới, nguyên việc đi mời khách cũng mất nhiều ngày, có nơi còn mang cau, trầu đi mời từng nhà, có khi đến nhà họ đi vắng lại phải đi lại đến 2-3 lần mới gặp được chủ nhà. Với tục lệ này, các nhà tiết kiệm được kha khá lệ phí”.
Với người dân làng Phúc Lâm, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chuyện cưới xin vốn là chuyện vui của cả làng, chỉ cần gia chủ báo cáo thời gian tổ chức với họ hàng, ắt cả làng nô nức đến ăn cỗ, không quan trọng quà to bao nhiêu bởi sự nhiệt tình là đủ.
Được biết, ngày trước, mỗi khi ăn cỗ, người ta phải đến từ 3 – 4 giờ sáng, 6 giờ sáng là hết sạch khách bởi ăn sớm còn đi làm đồng, đến chiều mới rước dâu. Tuy nhiên, xã hội hiện đại phát triển, cỗ cưới được đẩy lên 9 giờ sáng, cũng có nhà xin phá lệ được ăn bữa chiều để rước dâu vào sáng mai cho “được tuổi”.
“Chắc do nơi này làng nông, người dân vất vả một nắng hai sương đã quen, bỏ một buổi làm cũng tiếc, nên cứ ăn cỗ cưới từ tờ mờ sáng để trời sáng hẳn là lại đi làm bình thường, không ai phải bỏ công bỏ việc vì đám cưới”, một người dân cho hay.
Theo cụ Việt, thông lệ mỗi khi có đám cưới ở nhà nào thì chủ nhà sẽ họp bàn, báo cáo trong gia đình họ hàng nội tộc. Lúc đó, chỉ cần nói “cưới mở” hay “cưới mở bung” thì người này truyền tai người kia, cả làng đến ăn cỗ chung vui với gia chủ
Đương nhiên, trong muôn vạn cái thuận tiện, cái thú vị, tục lệ “cưới mở” đôi khi cũng khiến các gia chủ rơi vào cảnh “khóc dở mếu dở”. Bởi đám cưới được thông báo rộng rãi, đông đảo người sẽ đến ăn nhưng chẳng ai biết số lượng cụ thể. Hầu như các nhà đều rơi vào cảnh thiếu cỗ, ít thì dăm mâm, thậm chí vài chục mâm cũng có và việc “ế” cũng thường xuyên và liên tục xảy ra.
Dù dự trữ lương thực trước phòng khách phát sinh song không ít trường hợp thiếu cỗ, phải chờ lâu, khách lịch sự xin phép về trước.
Thông thường cảnh này diễn ra, các gia chủ sẽ rất ngại ngùng, lựa lời nói khéo để tránh mất lòng nhau.
Bà Đàm Thị Xoan cũng chia sẻ thêm: “Những lúc ấy, người dân lại ngồi thêm người vào mâm cho đủ cỗ, về nhà lấy thêm bát đũa đến cho gia chủ mượn. Không ai quá cầu kỳ cỗ cưới thì gia chủ phải phục vụ hết mọi nhẽ đâu”.
Cụ Đàm Trọng Xưa (78 tuổi, ở xóm 4, làng Phúc Lâm) cũng là người đang trông nom Đình Trung
Theo cụ Đàm Trọng Xưa, 78 tuổi, người trông nom Đình Trung, việc cưới hỏi ở làng Phúc Lâm theo một thông lệ: chuẩn bị 3 lít rượu, 1 kg lạc và ít bánh kẹo để mời họ hàng họp bàn thống nhất tổ chức cưới mở hay nội bộ. Nghĩa là, nếu gia đình điều kiện khó khăn hay có đám hiếu chưa mãn hạn sẽ tổ chức nhỏ, chỉ người thân thích.
“Người dân nơi đây sống ân tình, dân làng coi nhau như người thân nên việc của nhà hàng xóm cũng như việc nhà mình, có đám cưới thì dân làng sẽ đến từ hôm trước giúp dựng rạp, chuẩn bị thực phẩm, nấu cỗ. Cỗ ở đây cũng bình dị, không có sơn hào hải vị gì, cũng chỉ là lợn trong chuồng, gà ngoài vườn, cá dưới ao… nên dự cỗ cưới cũng là thêm lúc dân làng ngồi bên nhau hàn huyên”, chị Xưa cho hay.