Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ 01/01/2021: Có 4 trường hợp và 22 tỉnh thành được về hưu sớm

Muốn sau này về hưu, mỗi tháng không đi làm mà vẫn có lương, mẹ cần phải đủ tuổi nghỉ hưu và đóng BHXH ít nhất được đủ 20 năm.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, “con đường đi đến” thời điểm được nghỉ hưu sẽ kéo dài ra so với trước.

Theo đó, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ là như sau:

Nguồn: Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Cần lưu ý rằng:

– Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ: Sang năm 2021, bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Chị Nguyễn Thị Hoa, sinh vào tháng 01 năm 1966, thì phải đến tháng 06/2021, mới đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu, giả định rằng trong trường hợp chị Hoa đã đóng BHXH đủ 20 năm.

– Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

Mặc dù vậy, người lao động vẫn được quyền nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại thời điểm nghỉ hưu, nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau đây:

#1. Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

#2. Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

Bộ Lao động dự kiến một số huyện và xã thuộc 22 tỉnh sau đây có thể được hưởng ưu đãi về hưu sớm, bao gồm:

– Hà Giang.

– Cao Bằng.

– Bắc Kạn.

– Lào Cai.

– Điện Biên.

– Lai Châu.

– Sơn La.

– Yên Bái.

– Lạng Sơn.

– Thanh Hóa.

– Nghệ An.

– Quảng Bình.

– Quảng Trị.

Nguồn: Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

– Thừa Thiên – Huế.

– Quảng Nam.

– Kon Tum.

– Gia Lai.

– Đắk Lắk.

– Đắk Nông.

– Lâm Đồng.

– Bình Phước.

– Kiên Giang.

#3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

#4. Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, từ đủ 15 năm trở lên.

Dưới đây là bảng tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động

Nên nhớ, với trường hợp về hưu sớm, do bị suy giảm khả năng lao động, cách tính mức hưởng lương hưu mỗi tháng như trường hợp bình thường, rồi sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm 2%, trường hợp có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì giảm 1%, còn trên 06 tháng thì không thay đổi tỷ lệ giảm.

Mẹ nên tìm hiểu rõ, ngay từ bây giờ, để lựa chọn thời điểm nghỉ đúng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho mình nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *