Em gái 97 tuổi yếu ớt nằm trên giường bệnh , khóc nức nở khi được anh trai 104 tuổi tới thăm – Có lẽ đây là lần cuối

Đến những ngày cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, bà lão 97 tuổi đã được anh trai lặn lội đường xa tới thăm mà không kiềm được được nước mắt. Chắc có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng chăng!

Nhắc tới tình cảm gia đình thiêng liêng, chắc hẳn cũng đã không ít lần chúng ta chứng kiến những khoảnh khắc xúc động với cuộc hội ngộ trong nước mắt được chia sẻ trên mạng xã hội. Chỉ một câu hỏi thăm, hay một cái ôm thật chặt sau bao tháng ngày xa cách cũng đủ khiến người trong cuộc phải nghẹn ngào.

Và còn đáng trân quý hơn nữa khi đó là sự gắn bó đến tận những ngày cuối đời của tình anh em máu mủ ruột rà. Hình ảnh cụ ông hơn 100 tuổi lặn lội đường xa đến bệnh viện thăm em gái dưới đây đã lấy đi nước mắt của biết bao người.

Một cái nắm tay bình dị cũng đủ để trao gửi yêu thương. (Ảnh: Weibo)

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xứ Trung đã chia sẻ hình ảnh của một cụ ông ngoài trăm tuổi lặn lội đường xá xa xôi tới bệnh viện để thăm em gái 97 tuổi. Khoảnh khắc hai anh em hội ngộ với cái nắm tay đầy tình yêu thương khiến bất cứ ai khi chứng khiến đều không khỏi bùi ngùi xúc động.

Cụ bà cũng chẳng thể kìm được nước mắt trong giây phút gặp lại anh trai, mà có lẽ “đây sẽ là lần cuối cùng”. Bởi ở độ tuổi này, không ai có thể biết mình sẽ còn bao nhiêu thời gian nữa.

Khoảnh khắc hội ngộ xúc động nghẹn ngào của hai anh em trăm tuổi. (Ảnh: Sina)

Ông cụ 104 đã đến tận bệnh viện để thăm nom em gái mình. (Ảnh: Sina)

Cuộc hội ngộ trong nước mắt của hai anh em

Theo tìm hiểu, cụ ông trong câu chuyện tên là Mạnh Hiến Lai sinh ra ở Hà Tắc (Sơn Đông – Trung Quốc), ông là con cả trong gia đình có bảy anh chị em. Ông Lai luôn ý thức được về trách nhiệm chăm sóc các em từ khi còn nhỏ, và cũng vì lẽ đó mà đến tận năm 25 tuổi, ông mới lập gia đình. Thế rồi cuộc sống xô đẩy, mỗi người một nơi và đã gần 70 năm trôi qua, bảy anh em họ chỉ gặp nhau mỗi dịp lễ tết hay khi có việc gia đình.

Đến nay, sức khỏe của ông Lai vẫn còn rất tốt nhưng người em gái 97 tuổi lại không được may mắn như vậy. Bà mắc chứng ????eo ????ão, các cơ quan ????ội ????ạng cũng dần ????hoái ????óa. Mỗi lần nằm viện lại là một lần người thân lo lắng bội phần vì giờ đây bà đã gần như không nhận ra ai. Sau khi biết tin, ông Lai bảo các cháu lái xe chở tới bệnh viện, đích thân thăm nom em gái mình.

Mạnh Hiến Lai chống gậy tới cạnh giường em gái, nắm tay bà và hỏi: “Còn nhận ra anh không?”. (Ảnh: Sina)

Em gái trả lời ông: “Chú là chú của cháu…”. Sau khi được mọi người nhắc, em gái mới nhận ra ông và hét lên: “Anh trai”, sau đó bật khóc nức nở. (Ảnh: Sina)

Cư dân mạng xúc động nghẹn ngào khi chứng kiến khoảnh khắc ấm lòng

Đây không phải là câu chuyện mới mà đã được đăng tải vài tháng trước nhưng bất ngờ khi chia sẻ lại, hình ảnh hai anh em trăm tuổi nắm tay nhau trong giây phút hội ngộ vẫn khiến cư dân mạng cảm thấy trân quý vô cùng. Những bình luận bày tỏ sự ngưỡng mộ với tình cảm yêu thương của hai anh em cụ ông cụ bà trăm tuổi được để lại rất nhiều phía dưới bài đăng.

Những bình luận xúc động nghẹn ngào của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Quả thực, hình ảnh xúc động ấy đã khiến hàng triệu trái tim thổn thức, tuy giản đơn bình dị nhưng lại ấm áp vô cùng. Đúng là tình cảm gia đình thiêng liêng đâu dễ gì ngăn cách, dẫu khi còn là đứa trẻ thơ hay lúc đã toan về già. Bạn cũng thấy nghẹn ngào phải không?

Người ta vẫn thường nói, sự gắn bó thân thiết giữa anh chị em ruột thịt trong nhà luôn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý nhất trên thế giới này. Quả thật chẳng sai chút nào!

“Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”, chắc hẳn cũng đã không ít lần bạn được chứng kiến những khoảnh khắc xúc động nghẹn ngào khi người anh, người chị bày tỏ tấm lòng mình, quan tâm, chia sẻ và yêu thương đứa em nhỏ.

Đó có thể là hình ảnh của một cậu bé mặt mũi lấm lem, quần áo cũ mèm địu em trên lưng nhưng tay vẫn cầm cuốn sách để học bài.

Hay cũng đơn chỉ là khoảnh khắc hai đứa trẻ thơ chia nhau hộp sữa, cái bánh mì trên vỉa hè đông đúc, đủ để khiến bất cứ đi qua cũng đều rơi lệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *