Đi học về con than đói, mẹ tức tốc đến chất vấn trường, cô giáo thưa “Bé ăn gấp 4 lần bé khác vẫn đói”

Ngày nào con đi học về cũng than đói bụng, nghĩ cô giáo bỏ đói con nên mẹ tức giận đến gặp cô hỏi cho ra lẽ. Khi biết sự thật, mẹ vội nói lời xin lỗi cô vì thái độ nóng nảy của mình.

Một phụ huynh chia sẻ ngày nào con đi học về cũng than đói bụng. Việc xảy ra nhiều ngày liên tiếp làm trong chị dấy lên nỗi hồ nghi. Tiền ăn đóng cho trường cao gấp nhiều lần so với các trường mẫu giáo khác thì tại sao con chị lại có vẻ như bị ‘bỏ đói” vậy.

Thế là chị đến gặp cô giáo. Do nỗi hồ nghi trong lòng chồng chất từ ngày này sang ngày khác nên chị đã không thể nói những lời đủ tôn trọng với giáo viên dạy con. Sau khi nghe chị hạch sách về chuyện ăn uống của con ở lớp, cô giáo rất từ tốn nói lời xin lỗi vì không biết đã xảy ra chuyện như vậy. Cô cũng cho biết thêm trong lớp con luôn ăn nhiều hơn bạn khác vì ngày nào con cũng xin thêm.

Tuy nhiên, định lượng thức ăn cho thêm chỉ vừa phải vì cô lo ngại con ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa cũng như gặp nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu thức ăn không tiêu hóa hết, khi con ngủ có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn thức ăn ở khí quản, dẫn đến ngạt thở.

Khi nghe cô giáo nói, chị rất hối hận vì đã nghĩ oan cho cô. Chị vội vàng nói lời xin lỗi. Chị cũng cho cô xem hình chụp bữa ăn ở nhà của bé. Suất ăn của con thậm chí gấp đôi suất ăn người lớn.

Cô xem hình xong liền góp ý với chị nên giảm từ từ khẩu phần ăn của con. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, không thể làm việc với công suất như của người lớn. Việc trẻ ăn quá nhiều không chỉ tăng nguy cơ béo phì mà còn gây hại cho dạ dày.

Co thể nói, giáo viên mầm non là một công việc nhiều áp lực. Các cô gần như làm việc liên tục từ sáng sớm đến giờ phụ huynh đón trẻ. Công việc dồn dập như cho trẻ ăn, dạy trẻ học, vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh lớp học, tranh thủ giờ trẻ ngủ cô làm đồ chơi và dụng cụ học tập…

Đó là chưa kể trẻ ói, tiêu tiểu trong quần cô phải dọn dẹp. Công việc vất vả là vậy nhưng đồng lương eo hẹp. Đặc biệt, các cô còn phải chịu đựng áp lực rất lớn về mặt tinh thần đến từ phía phụ huynh. Một giáo viên dạy mầm non tâm sự: “Phụ huynh chỉ có một hướng nhìn hoài nghi nên tôi cảm giác rất áp lực tâm lý”.

Điều giáo viên này nói quả không sai. Các vết tích trên người hay những hành vi bất thường ở trẻ đều được phụ huynh quy kết là lỗi ở cô giáo. Thật ra trẻ nhỏ vui chơi thỉnh thoảng mạnh tay với nhau là chuyện bình thường.

Cũng có bé ngứa răng, thế là nhằm ngay người bạn kế bên cắn để giải tỏa bứt rứt. Lớp học hơn 20 bé, cô thật khó mà bao quát hết những “tiểu tiết” như vậy. Kết quả là thỉnh thoảng cô bị phụ huynh “hỏi thăm”, thậm chí quát tháo.

Nên chăng trong mọi tình huống phụ huynh nên bình tĩnh. Con đau mẹ xót là chuyện hẳn nhiên. Nhưng nếu dăm ba vết cào nhẹ không đáng thì cha mẹ nên bỏ qua, đừng “hoạch họe” cô tội nghiệp. Dù sao công việc của cô cũng quá nhiều trách nhiệm và áp lực rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *