Chuyên gia nói gì về tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, ai sẽ tiêm?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, cho rằng việc đề xuất tiêm mũi 3 vắc xin C̶ovid-19 là đúng, nhưng chỉ nên tiêm cho tuyến đầu chống dịch.

Liên quan đến kế hoạch tiêm mũi 3 vắc xin C̶ovid-19, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng việc này là hoàn toàn phù hợp. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, các nghiên cứu cho thấy sau khoảng 20 tuần tiêm mũi 2, thì miễn dịch có giảm đi một phần, nhưng vẫn bảo vệ được người dân khỏi bệnh nặng, giảm tử vong. Số ca nhiễm C̶ovid-19 có triệu chứng có khả năng lây cho người khác cũng giảm đi.

Nhưng nhóm tiếp xúc có khả năng lây bệnh cho người khác như nhân viên y tế cần bổ sung miễn dịch. Tiêm mũi 3 cho nhóm có nguy cơ cao, đáp ứng miễn dịch kém thì miễn dịch giảm, nguy cơ mất luôn miễn dịch và nguy cơ bệnh nặng. “Thời gian này người ta thấy tử vong không tăng nhưng tỷ lệ nhiễm tăng, nên việc tiêm lại để đảm bảo không lây lan cho người khác là quan trọng”, PGS-TS Dũng nhận định.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, cho rằng việc đề xuất tiêm mũi 3 là đúng, nhưng chỉ nên tiêm cho tuyến đầu chống dịch. Vì những người này đã tiêm mũi 2 thời gian từ 3 – 6 tháng. Đặc biệt là ưu tiên tiêm mũi 3 cho những người đang điều trị bệnh nhân nặng, khoa hồi sức, phẫu thuật. Tiêm mũi 3 có ý nghĩa tăng cường miễn dịch, vì có một số người không đáp ứng sau tiêm 2 mũi. Còn nhóm nguy cơ cao mới tiêm thì cần có đủ thời gian sau tiêm mũi 2, và nếu đủ thì nên tiêm cho người trên 65 tuổi.

Tiêm loại vắc xin nào ?

Theo PGS-TS Dũng, ở góc độ khoa học, nguyên tắc muốn tiêm tăng cường mũi 3 vắc xin nào thì phải qua nghiên cứu, không thể nói chung được. Thường thì tiêm vắc xin mũi 2 giống loại vắc xin tiêm mũi 1. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer hiệu quả vẫn tốt, thậm chí tốt hơn. Muốn đổi loại vắc xin tiêm thì phải nghiên cứu thử, nhưng kết quả nghiên cứu thì chưa nhiều.

“Các vắc xin của Mỹ thì mũi 3 có thể cùng với loại vắc xin đã tiêm mũi 1, 2 hoặc có thể bắt chéo với vắc xin khác. Tại Việt Nam, không chỉ có 2 loại này, nên nếu muốn tiêm chính thức thì cần phải nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay các kháng khuyên để làm vắc xin thường dùng protein chung (protein S) nên có thể đáp ứng với nhau nên có thể chuyển đổi. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc chuyển đổi có hiệu quả. Thái Lan tiêm vắc xin Sinovac tiêm chéo AstraZeneca, Pfizer. Do đó, chúng ta vừa có thể tiêm chéo vừa tiến hành nghiên cứu, nếu được thì nghiên cứu trước thì hay hơn”, PGS-TS Dũng nói.

Nói về việc tiêm vắc xin C̶ovid-19 mũi 3, 4 (mũi 3 tăng cường, mũi 4 củng cố) vào năm 2022 cho người dân, PGS-TS Dũng cho rằng cũng cần phải nghiên cứu đánh giá. Nhưng có thể vào năm 2022, hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm xuống, nhiều người mắc bệnh thì phải tiêm. Nếu lúc đó miễn dịch tuy giảm nhưng không ai mắc bệnh, thì cũng không cần tiêm. Các chuyên gia cũng lưu ý một điều là nên dành vắc xin cho người cao tuổi, người có nguy cơ cao tại các tỉnh thành khác.

Theo Thanh Niên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *