Cặp vợ chồng 43 năm sống trên chiếc ghe 3m2, 𝘤ứu 𝘷ớt hơn 400 người gặ𝘱 nạ𝘯 trên sông, không cần đền đáp

Vợ chồng Sài Gòn hơn 43 năm sống lênh đênh sông nước, dù nghèo túng về vật chất nhưng giàu có tình yêu thương, được người đời kính nể.

Vợ chồng Sài Gòn cứu vớt hơn 400 người gặ???? nạ????

Mới đây, vợ chồng ông Nguyễn Văn Chúc hay còn được gọi là Ba Chúc (63 tuổi) đã góp mặt trong chương trình Mảnh ghép hoàn hảo. Trong tập phát sóng, cặp đôi không chỉ chia sẻ về những câu chuyện thiện nguyện của mình, mà còn bật mí về cuộc sống hôn nhân thăng trầm, hơn 43 năm lênh đênh trên chiếc ghe đậu dưới chân cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Vợ chồng ông Chúc tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo.

Trên chiếc ghe rộng vỏn vẹn 3m2 ấy, chỉ có các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày do các nhà hảo tâm gửi tặng. Được biết, ông Chúc quê gốc ở Vĩnh Phúc nhưng ba mẹ ông vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1954, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá. Chính vì vậy, ông Chúc đã sớm quen với việc sống trên ghe thuyền từ hồi nhỏ.

Đặc biệt, ngay từ khi còn là thanh niên trai tráng, người đàn ông sinh năm 1957 này đã sớm cùng ba ????ứu ????ớt người gặ???? nạ????. Tính đến nay, ông Chúc đã ????ứu ????ớt hơn 400 người trên sông Sài Gòn. Vợ chồng ông Chúc coi việc thiện nguyện này như một định mệnh gắn chặt với cuộc đời mình.

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu bộn bề nhưng hai vợ chồng bà Hinh vẫn đồng hành trên hành trình làm việc thiện cho đời. Theo đó, ông Ba Chúc vớt xác thì bà Hinh hỗ trợ một tay. Hay có khi ông ????ứu người gặ???? nạ???? thì bà bất đắc sĩ trở thành chuyên gia tâm lý. Đối với cặp vợ chồng Sài Gòn này, ????ứu một mạ????g người hơn xây bảy tòa tháp.

Cuộc sống chật vật trên chiếc ghe rộng 3m2

Năm ông Chúc 18 tuổi, cơ duyên để ông gặp gỡ bà Nguyễn Thị Hinh (cùng tuổi) rồi nảy sinh tình cảm. Được sự đồng ý của hai bên gia đình, hai ông bà sớm nên duyên vợ chồng và đám cưới được tổ chức giản dị đến nỗi không có nổi một cặp nhẫn cưới. Dù vậy, họ nắm tay nhau thật chặt, đi qua nhiều thăng trầm của cuộc sống hôn nhân.

Chia sẻ thêm về cuộc hôn nhân của mình, bà Hinh cho biết, hồi mới cưới bà chỉ nghĩ chồng mình làm nghề chài cá như bao ngư dân khác. Thế nhưng sau này bà mới biết, ông Chúc còn đi vớt xác, cứu người trên sông Sài Gòn. Bà Hinh thừa nhận lúc mới biết chuyện bà rất sợ và khẳng định sẽ không kết hôn nếu biết việc ông đang làm ngay từ đầu.

Tuy nhiên, sau nhiều lần chứng kiến việc chồng làm, bà Hinh không còn sợ hãi như trước và dần cảm thấy tự hào về chồng. Kể từ đó tới nay, hai vợ chồng ông Chúc miệt mài với công việc chẳng mấy ai đủ can đảm để làm này.

Ông Chúc cho biết: “Trước đây, vợ chồng tôi và 5 con gái sống ở đây nên khá chật. Giờ, các con có gia đình riêng, chỉ có vợ chồng tôi và đứa cháu ngoại nên rộng hơn”.

Nhà nghèo lại đông con, kinh tế gia đình không đủ để chăm lo cho 5 đứa con nên bà Hinh từng nghĩ đến việc bỏ nhà ra đi. Thế nhưng, tình yêu của ông Chúc đã khiến người phụ nữ này không lỡ làm như vậy. “Ông ấy rất thương tôi, lúc nào cũng động viên tôi “ráng lên”. Nếu chồng không thương, chắc tôi sống không nổi thật”, bà Hinh cho hay.

Thấm thoát 43 năm trôi qua, dù cuộc sống mưu sinh cơ cực, bữa no bữa đôi nhưng hai vợ chồng vẫn gắng gượng nuôi dưỡng 5 người con gái trưởng thành. Bà Hinh hạnh phúc vì gia đình luôn đầm ấm, đầy ắp tiếng cười và con cháu đề huề. Hơn nữa, người phụ nữ tuổi lục tuần này cảm thấy thanh thản hơn nhiều khi được cùng chồng làm việc thiện.

Vợ ông Ba Chúc bày tỏ: “Nhiều người nói, làm không có lương rồi lấy gì ăn nhưng tôi trả lời có ai mướn đâu mà có lương. Vợ chồng tôi làm vì lương tâm chứ không hề nghĩ gì đến tiền bạc. Đã nghèo thì cũng nghèo rồi, chúng tôi không tính toán vật chất gì cả, chỉ mong có thể cứu người, giúp người”.

Giờ đây, ước nguyện duy nhất của vợ chồng ông Chúc chính là có một mái ấm kiên cố để an dưỡng tuổi già nếu sau này không còn đủ sức cứu người được nữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *