Từ giải VĐQG 2014 sau 10 mùa thất bại với cả triệu USD lãng phí, bóng chuyền Việt Nam đã quyết định không cho thuê dùng cầu thủ nước ngoài. Qua 7 mùa “đóng cửa” đi ngược lại xu hướng thế giới, giải VĐQG vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí còn ʀơi vào một cuộc khủɴg hoảɴg về lực lượng.
Từ giải VĐQG 2005¸ sau một cuộc hội thảo toàn quốc với sự thống nhất cao giữa Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cùng các CLB, việc thuê dùng cầu thủ nước ngoài đã lần đầu được thực hiện. Đây được coi như một “cú hích” cho sự phát triển, với rất nhiều kỳ vọng cho mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hấp dẫn của giải đấu, giúp các cầu thủ nội cọ xát học hỏi, thay đổi tư duy và cách làm, nhất là đào tạo trẻ.
Thế nhưng chỉ qua mấy mùa, đích nhắm ấy đã nhanh chóng bị sai lệch khi các đội bóng đều bị cuốn vào một cuộc chạy đua “ngoại binh thời vụ” phục vụ “thành tích trước mắt”. Trong cuộc đua ấy, thậm chí mấy đội bóng nhà nghèo cũng phải gồng mình lên để thuê được ít nhất một ngoại binh.
Cao điểm có những mùa 23/24 CLB nam nữ đều thuê ngoại binh, nhiều đội thuê tới 2-3 người. Điều đáng nói, hầu hết trong số đó đều chỉ sát ngày mới sang Việt Nam rồi lại lập tức trở về ngay khi kết thúc giải. Như lý giải của các đội, điều này một phần tạo thuận lợi cho chính các cầu thủ ngoại, song chủ yếu cũng là để tiết kiệm kiɴh phí.
Cuối cùng ích lợi đáng kể nhất mà các ngoại binh mang lại là giúp một vài đội bóng đua tranh thứ hạng cao, tránh xuống hạng, và phần nào đó thêm sắc màu cho giải đấu. Nguồn ngoại lực này đã không đáp ứng được đúng đòi hỏi mà còn gián tiếp đẩy khâu đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ vốn yếu kém càng thêm ᴛồi ᴛệ, nhất là với căn bệnh thành tích trước mắt của môn này.
Để đến 2014, sau đúng 10 mùa giải áp dụng, bóng chuyền Việt Nam đã phải quyết định nói không với việc thuê dùng cầu thủ ngoại, để lại những hệ lụy lớn về nhiều mặt, cùng sự lãng phí về ngoại tệ. Trong đó, tính trung bình 20 ngoại binh khoác áo thời vụ trong khoảng 1 tháng, với chi phí khoảng 3.000USD/người/tháng, một số VĐV thuộc dạng sao chi phí lên tới 6.000USD-7.000USD/người/tháng, các đội bóng đã tốn tới trên 1,2 triệu USD. Con số này có thể không nhiều so với bóng đá nam, song lại vô cùng lớn với bóng chuyền, nơi mà nhiều CLB chỉ có kiɴh phí hoạt động cả năm chỉ 1-2 tỉ đồng, và thu nhập của phần lớn cầu thủ nội chỉ 5-7 triệu đồɴg/tháng.
Việc bóng chuyền Việt Nam buộc phải tạm ngừng thuê dùng ngoại binh đã cho thấy các nhà quản lý và chính các CLB đã nhìn nhận, sử dụng sai, chứ trên thực tế đây vẫn luôn nguồn lực vốn rất quan trọng với thể thao hiện đại. Nó được minh chứng trên khắp thế giới, mà Thái Lan là một điển hình thành công.
Các CLB xứ Chùa Vàng được thuê cầu thủ nước ngoài và họ đã bỏ công của đáng kể ra để thuê những ngôi sao hàng đầu của châu Á hay kể cả châu Âu. Từ lâu, nó đã trở thành một dòng chảy lành mạnh cho phát triển, không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn, sức hút cho Thai-League mà còn tạo nên một môi trường tốt để không chỉ các cầu thủ trẻ bản địa học hỏi, cọ xát mà các ngoại binh cũng được nâng tầm. Chính một số cầu thủ Việt Nam, như phụ công hàng đầu châu lục Nguyễn Thị Ngọc Hoa hay chủ công “khủɴg long” Trần Thị Thanh Thúy là những điển hình.
Như một nghịch lý bi hài, đến giờ, qua 7 năm ngừng thuê dùng cầu thủ ngoại như một giải pháp tình thế, bóng chuyền Việt Nam, giải VĐQG, công tác đào tạo cầu thủ trẻ, cũng không thay đổi được gì, thậm chí còn tệ hơn.
Bóng chuyền Việt Nam vẫn đang thiếu hụt ɴghiêm trọɴg lực lượng cầu thủ có chất lượng¸ chứ chưa nói đến tài năng nhất là ở nữ. Nó đã dẫn đến một cuộc khủɴg hoảɴg thực sự, với những hệ lụy phức tạp kéo dài, gắn với hiện tượng “đi đêm”, ”chèo kéo”, ”d.ìm đ.è” cầu thủ đủ kiểu.
Có lẽ một trong những bài toán quan trọng đặt ra cho Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam khóa mới, một giải pháp hàng đầu giúp giải VĐQG độᴛ pʜḠchính là việc sớm cho thuê dùng ngoại binh trở lại. Tất nhiên, chuyện thuê dùng phải đảm bảo hiệu quả, ích lợi thực sự chứ không thể tự phát, tùy hứng, sai lệch mục tiêu như trước.