Từ xưa đến nay, nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng khi có bầu nên ăn trứng ngỗng để con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, tác dụng của trứng ngỗng không nhiều công dụng “thần kỳ” như nhiều người vẫn nghĩ.
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
So với trứng gà, hàm lượng protein có trong trứng ngỗng nhiều hơn 13,5%, tuy nhiên hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng lại thua trứng gà về mọi mặt (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà). Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol và lipid trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà, đây đều là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Từ những điều trên cho thấy, so vớ trứng gà, trứng ngỗng vừa khó ăn lại không mang lại nhiều dinh dưỡng như trước đây các mẹ vẫn truyền tai nhau.
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn, vì vậy nên dù nhiều người cảm thấy trứng ngỗng rất ngán và khó ăn nhưng vẫn cố găng để ăn. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu khi mang thai cũng không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng, tuy nhiên nếu có điều kiện, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.
Không chỉ vậy, ăn trứng ngỗng đôi khi còn khiến mẹ bầu cảm thấy khó tiêu, nặng bụng, vậy nên nếu không có cảm giác thèm ăn trứng ngỗng thì mẹ bầu cũng không cần phải cố gắng ăn loại trứng này.
Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu
Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì nên tuyệt đối dừng lại, vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi.
Bước 1: Rửa sạch trứng trước khi luộc. Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi. Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.
Bước 2: Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung. Luộc trong khoảng 13 phút.
Không cần thiết phải ăn trứng ngỗng vì chỉ cần có mộ chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học vẫn sẽ giúp bé ra đời khỏe mạnh và thông minh. Mẹ cần có chất dinh dưỡng thuộc 4 nhóm thực phẩm tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, canxi và chất sắt.
Bổ sung axít folic: Từ trước và trong quá trình mang thai sẽ hạn chế tối đa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Axít folic có trong các loại rau lá xanh như: cải bó xôi, các loại đậu (đỗ), bí ngòi…
Ăn thực phẩm có nhiều Omega 3: Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Các loại thức ăn giàu omega 3 có trong các loại cá như :cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, đậu phụ, các loại hạt dinh dưỡng như hạt bí ngô, hạt óc, hạnh nhân…
Bổ sung chất sắt: Giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Hạn chế tình trạng trẻ bị sinh non, sinh nhẹ cân. Mẹ nên ăn các loại thịt nạc bò, nạc heo, nạc gà… Song song với chế độ ăn giàu sắt, mẹ bầu nên bổ sung Vitamin C để việc hấp thu chất sắt tốt nhất. Hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê vì nó hạn chế sự hấp thu chất sắt vào cơ thể.
Thức ăn giàu canxi: Giúp hệ xương, răng của bé phát triển. Ngoài việc bổ sung viên uống canxi, mẹ bầu nên ăn thức ăn giàu canxi trong thực đơn hàng ngày như: tôm, cua biển, tảo biển, rau bina, chuối…