3 bộ phận là “kho báu” của lợn nhưng chuyên gia khuyên dù rẻ mấy cũng không nên ăn nhiều vì sẽ gây bệnh rất nhanh

Dù rất ngon nhưng 3 bộ phận nội tạng dưới đây của lợn nên cân nhắc trước khi ăn, bạn có biết đó là gì không?

Nhắc đến bộ phận ngon nhất của con lợn, người ta thường nghĩ đến phần thịt. Nhưng thực ra, trong con lợn còn có rất nhiều bộ phận khác rất thơm ngon đó là móng lợn, lưỡi lợn, tai lợn, nội tạng lợn … Trong đó, các món nội tạng lợn cũng được ưa chuộng không kém phần thịt.

Tuy nhiên, có 3 bộ phận nội tạng dưới đây của lợn nên cân nhắc trước khi ăn. Nhiều người coi đây là “kho báu” nhưng bác sĩ Xu (Trung tâm Cấp cứu thuộc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) lại khuyên nên hạn chế.

3 bộ phận của lợn nên hạn chế ăn kẻo gây trọng bệnh

1. Ruột già của lợn

Ruột già của con lợn rất giòn dai và béo ngậy nhưng lại được các chuyên gia sức khoẻ khuyên nên ăn ít bởi đây là nơi chứa phân lợn sau quá trình tiêu hoá, nên có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút… Vì thế bạn cần hạn chế ăn nhiều, nếu không biết cách làm sạch thì tốt nhất là không nên mua về ăn.

2. Gan lợn

Gan lợn là cơ quan giải độƈ, khử độƈ chính của lợn… do đó đây là nơi mà các chất có hại được chuyển hoá và có thể tích tụ. Đặc biệt với những con lợn sống ở vùng bị ô nhiễm kim loại nặng thì nội tạng của chúng cũng dễ chứa loại chất độƈ này. Bên cạnh đó, nếu lợn bị tiêm hormone tăng trưởng, tiêm kháng sinh thì gan cũng sẽ dễ bị tích tụ hoá chất, ăn nhiều gan sẽ tăng nguy cơ ngộ độƈ .

3. Phổi lợn

Phổi lợn được bán với giá thành khá rẻ, nó thuộc hệ hô hấp của con lợn, được bao phủ dày đặc với cấu trúc phức tạp vì thế khó làm sạch. Hơn nữa, phần phổi lợn nếu không biết cách sơ chế thì sẽ rất nặng mùi, rất khó ăn.

Bộ phận này cũng tích tụ nhiều độƈ ᴛố trên cơ thể của con lợn, bởi trong lúc kiếm ăn lợn thường hít thở và vô tình hít thêm nhiều bụi bẩn và các kim loại nặng, thậm chí có cả virus gây bệnh.

Mối nguy hiểm khi ăn quá nhiều nội tạng động vật là gì?

Thứ nhất, hàm lượng purin quá cao

Nội tạng động vật là thực phẩm chứa nhiều purin, nạp quá nhiều purin sẽ dẫn đến tăng axit uric, gây nên bệnh gút. Vì vậy, những bệnh nhân béo phì, tăng mỡ máu thì không nên ăn nội tạng.

Thứ hai, dư thừa vitamin A, D

Nội tạng của động vật rất giàu vitamin A và vitamin D. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A và vitamin D sẽ gây ra các phản ứng phụ, chẳng hạn như tóc khô, phát ban hoặc loãng xương.

Thứ ba, hàm lượng cholesterol quá cao

Nội tạng của động vật giàu cholesterol. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm cho nồng độ cholesterol tăng cao, hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng lipid máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch và mạch máu não. Đặc biệt là bệnh nhân cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch vành nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn các loại thực phẩm này.

Một chuyên gia nội khoa của Bệnh viện YHCT tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cho biết, nội tạng động vật rất giàu các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A và D nên có thể bổ sung hiệu quả năng lượng cho cơ thể con người sau khi ăn. Tuy nhiên, nội tạng không nên ăn vô độ, cũng không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn. Tuần có thể ăn 2 lần, mỗi lần ăn không quá 50 gam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *