Vợ sống thực vật, chồng từ chối cưới người khác, chăm hơn 20 năm làm gương cho con: Vợ tôi sẽ sống, sẽ khỏe mạnh

Hơn 20 năm ròng rã, người chồng luôn ân cần, dịu dàng chăm vợ nằm liệt giường. Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng của hai người là điều đáng để người trẻ ngày nay học hỏi.

Tình yêu đôi khi không phải là điều đao to búa lớn gì, mà chỉ cần ở cạnh bên nhau lúc khỏe mạnh lẫn đᴀu ốm. Đặc biệt, khi là vợ chồng thì ngoài “tình” còn là cái “nghĩa” cao đẹp để đối đãi với nhau.

Nói điều này vì câu chuyện của ông Nguyễn Chí Thọ (sinh năm 1955) và vợ là bà Nguyễn Thị Quyên (sinh năm 1955) ở Hà Nội đã khiến nhiều người rưng rưng xúc động lẫn nể phục. Thời còn trẻ, hai người vốn là bạn thanh mai trúc mã ở một xóm nhỏ của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông Thọ khi ấy nổi tiếng chăm chỉ, hiền lành, chịu khó, còn bà Quyên là cô gái xinh đẹp nổi bật trong vùng.

Học xong phổ thông, hai người xuống Hà Nội xin việc ở công ty và ông Thọ ngỏ lời với bà Quyên. Ở độ tuổi 20, họ trở thành vợ chồng với đám cưới giản dị. Sau đó, ông Thọ thường xuyên đi làm ăn ở xa, mỗi năm chỉ về thăm nhà 3-4 lần. “Mỗi lần về ông ấy lại tặng tôi 1 đứa con”, người vợ hài hước tiết lộ.

Hơn 20 năm nay, bà Quyên nằm liệᴛ một chỗ sau trận tai biến thập ᴛử nhất sinh. “Bà xã tôi nằm một chỗ cũng hơn 20 năm rồi. Giờ có thể ngồi dậy, nói chuyện như thế này là một kỳ tích”, ông Thọ chia sẻ.

Năm 1995, khi người con trai lớn của họ vào đại học thì biến cố ập đến. Bà Quyên bị ᴛai biếɴ mạch máu, nhập viện điều trị và sau đó hôn mê sâu. Suốt 5 năm ròng, bà sống thực vật. Lúc đó, ông Thọ bỏ hết mọi chuyện để vào viện chăm vợ. Các con đang tuổi ăn tuổi học nên cũng không thể phụ giúp được gì nhiều. “Lúc đó tôi nghĩ đã là vợ chồng thì phải đồɴg cam cộng khổ. Chỉ cần bà ấʏ tỉnh lại, có đánh đổi thứ gì tôi cũng sẵn lòng”, người chồng bộc bạch.

Vợ chồng không chỉ bên nhau lúc khỏe mạnh mà ngay cả khi ốm đᴀu ngặt nghèo, thập ᴛử nhất sinh vẫn nắm chặt tay nhau. Các bác sĩ ở bệnh viện cũng dặn dò ông phải chăm sóc chu đáo, nhẹ nhàng, không cáu gắt, thường xuyên nói chuyện để kích thích hoạt động thần kinh của bà Quyên.

Nhớ lại thời điểm khó khăn, ông Thọ cho biết mỗi khi trời mưa là nhà dột, nước ngập lênh láng. Ông tìm chỗ khô ráo nhất để vợ nằm, còn mình và các con trùm áo mưa ngồi. Sau này, họ hàng thấy mủi lòng nên góp tiền để mấy bố con sửa nhà.

Nhờ sự chăm sóc chu đáo và tình thương từ ông Thọ, cuối cùng kỳ tích cũng xuất hiện khi bà Quyên có dấu hiệu hồi tỉnh. “Lần đầu thấy bà ấʏ mở mắt, tỉnh lại sau 5 năm sống thực vật, trái tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Giây phút đó tôi không bao giờ quên được. Tôi muốn hét thật to: sống rồi, vợ tôi sẽ sống, sẽ khỏe mạnh”, ông Thọ nghẹn ngào nhớ lại.

Tuy nhiên, khi mới tỉnh dậy, ý thức của bà Quyên vẫn còn mơ hồ. Ông Thọ vẫn luôn bên cạnh, động viên, trò chuyện và gợi nhắc quá khứ để vợ dần nhớ lại. Ông còn bôn ba, nghe đâu có thầy thuốc là lặn lội đến tìm và thử nhiều cách để giúp vợ hồi phục.

“Từ uống nước cháo ,vợ tôi có thể ăn cháo đặc, rồi ăn cơm. Dần dần, từ chỗ người khác phải bón, bà đã tự ăn và ngồi dậy được. Đến nay, bà đã có thể ngồi xe lăn, chơi với các cháu và nói chuyện với mọi người dù câu chữ chưa rõ”, ông Thọ tâm sự.

Khi tỉnh táo hơn, bà Quyên chứng kiến chồng vất vả vì mình nên từng khuyên ông nên tìm người khác. Nghe xong, ông mắng bà một trận và dặn không được có suy nghĩ như vậy. “Nếu tôi như người khác, vợ nằm một chỗ, chồng đi lăng nhăng ngoại tình thì các con tôi sẽ nghĩ gì về bố. Vợ chồng là nghĩa, là tình như gừng cay muối mặn. Bao năm tháng tôi đi xa nhà, một tay bà vun vén, nuôi dạy con. Bây giờ bà ngã bệnh, bà ấʏ cần tôi nhất”, ông Thọ chia sẻ.

Vợ chồng là nghĩa, là tình như gừng cay muối mặn. Nghe mà cảm động, mà nể phục vô cùng trước suy nghĩ của người đàn ông này. Đó cũng là lời dặn dò của người xưa dành cho hậu thế để hôn nhân bền vững, vợ chồng hòa thuận. Nhưng thử hỏi có mấy ai còn nhớ, tự dặn mình về câu “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”?

Giờ đây, các con của ông Thọ đã tốt nghiệp đại học và có gia đình riêng. Ông vẫn dạy các con phải sống có trách nhiệm, biết yêu thương vợ con. Có lẽ, các con của ông bà khi nhìn vào bố mẹ cũng luôn tự dặn mình noi theo.

Sau này, nhiều người trẻ có cơ hội tìm một nửa khá dễ dàng và đôi khi có tình trạng “yêu nhanh, cưới vội, chia tay sớm”. So với thời “ông bà anh”, yêu nhau là cùng nắm tay vượt qua thác ghềnh thử thách của cuộc đời, chứ không thể vì đôi ba trận cãi nhau mà đùng đùng ly hôn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *