Vi khuẩn được phát hiện trong ‘pate minh chay’ thuộc nhóm nào, có độc và nguy hiểm ra sao?

Vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực mạnh như thế nào và nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?

Chiều nay, ngày 29/8, Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế vừa ra thông báo khẩn cấp về việc trong thời gian qua (từ ngày 13/7 đến 18/8/2020) đã xuất hiện rải rác các ca bệnh phải điều trị trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở…

Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới. Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B.

Qua đó, Cục An toàn thực phẩm thông báo khẩn cấp:

Người tiêu dùng tạm thời không mua, không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm sau: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi.

Đối với người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như trên cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Vi khuẩn Clostridium botulinum typ B là một trong số những vi khuẩn thuộc nhóm Clostridium botulinum (C. botulinum).

Vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực mạnh như thế nào và nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?

Vi khuẩn Clostridium botulinum là gì?

Clostridium botulinum là trực khuẩn gram +, kị khí tuyệt đối tức là phát triển trong môi trường không có oxy. Vi khuẩn tồn tại trong đất, nước phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, sinh độc tố gây ngộ độc khi vào cơ thể.

Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao và các yếu tố môi trường bất lợi, vi khuẩn chuyển thành các bào tử rất bền vững. Vi khuẩn phát triển thuận lợi ở 3-43 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp, không có oxy, ẩm ướt và pH acid yếu ( pH> 4,6), bào tử biến đổi lại thành vi khuẩn và phát triển, tiết ra độc tố botulinum.

Có 7 chủng C. botulinum. Vi khuẩn gây bệnh ở người thường là Clostridium botulinum typ A, B, E và F. Bản thân vi khuẩn và bào tử không gây ra bệnh mà bệnh là do độc tố của nó sinh ra, gây liệt thần kinh.

Khi bị nhiễm độc tố do độc tố botulinum, người bệnh thường gặp các triệu chứng:

Độc tố của C. botulinum khi vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự giải phóng một chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap. Vì vậy, các xung động thần kinh sẽ bị ngưng trệ dẫn đến triệu chứng liệt vận động là chủ yếu. Các dấu hiệu bao gồm nói khó; khó nuốt; khô miệng; liệt mặt; liệt các dây thần kinh vận nhãn gây nhìn đôi; sụp mi; khi liệt các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành, cơ ức đòn chũm, cơ thang) thì gây khó thở, thậm chí gây ngừng thở dẫn đến tử vong. Bệnh tiến triển rất nặng nếu dẫn đến liệt toàn thân.

Thể bệnh nhiễm qua thức ăn thường có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Táo bón có thể xuất hiện sau khi đã có các triệu chứng liệt cơ. Ở trẻ em, táo bón thường là dấu hiệu đầu tiên trước khi xuất hiện yếu cơ, khóc yếu, thở yếu, chảy nước dãi, sụp mi, bỏ bú hoặc không bú được, suy hô hấp và liệt cơ toàn thân.

Ở nhũ nhi, độc tố có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu.

Có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ đâu?

Người dân có thể nhiễm khuẩn Clostridium botulinum từ thức ăn (do ăn phải thực phẩm có nhiễm đôc tố C. botulinum, thường là ở rau củ, nước sốt, thịt, hải sản đóng gói thủ công). Trẻ em có thể ăn phải bào tử Clostridium botulinum, sau đó bào tử nảy nở và sinh độc tố trong ruột.

Ngoài ra, có thể nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum từ vết thương. Trường hợp hiếm gặp có thể nhiễm độc tố qua đường hô hấp, thường gặp ở nhân viên phòng thí nghiệm.

Các biện pháp vệ sinh để phòng ngừa nhiễm botulinum từ thực phẩm

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu (khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2), để phòng nhiễm C. botulinum chủ yếu là ăn chín uống sôi, không ăn các thức ăn nghi ngờ ôi thiu hoặc cất giữ quá lâu. Đa số trường hợp nhiễm botulinum từ thức ăn là do từ thực phẩm đóng gói tại nhà. Bào tử vi khuẩn bền với nhiệt, nhưng độc tố của nó thì dễ bị hủy bởi nhiệt. Nấu lại thức ăn đóng gói thủ công ở 70 độ C trong 10-20 phút có thể ngăn ngừa nhiễm độc hiệu quả.

Thực phẩm đóng gói công nghiệp ít bị

nhưng nếu vỏ hộp có hiện tượng bị phồng lên thì phải cảnh giác vì nó đã có khả năng bị hư hỏng do nhiễm độc vi khuẩn C. botulinum, nếu ăn rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Nếu vỏ hộp có hiện tượng bị phồng lên thì phải cảnh giác vì nó đã có khả năng bị hư hỏng do nhiễm độc vi khuẩn C. botulinum, nếu ăn rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Trong quá trình bảo quản thức ăn, cần đảm bảo những điều sau để tránh nhiễm khuẩn:

– Giữ thức ăn chưa dùng ở dưới 5 độ C cho đến lúc sử dụng.

– Thịt nên được hút chân không hoặc đông lạnh.

– Rã đông ngay trước khi nấu.

– Dùng hết thực phẩm đã rã đông, không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.

– Rửa tay, dụng cụ, bề mặt tiếp xúc thức ăn bằng xà phòng ấm sau khi chế biến thức ăn tươi, thịt, đồ biển, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *