Từ 1/2/2021, đi làm ngày ‘đèn đỏ’ lao động nữ sẽ được nhận thêm lương

Nếu lao động nữ không có nhu cầu nghỉ 3 ngày trong những ngày có kinh nguyệt thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.

Trong ngày 14/12/2019 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động cũng như quan hệ lao động. Hiệu lực của nghị định này sẽ được bắt đầu từ ngày 1/2/2021. Đặc biệt, tại Khoản 3 Điều 80 của Nghị định quy định rõ ràng và cụ thể về việc lao động nữ sẽ được nghỉ trong quãng thời gian kinh nguyệt như sau:

‘Nếu lao động nữ đi làm trong ngày kinh nguyệt sẽ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày, đồng thời tiền lương vẫn được nhận đủ theo đúng hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên. Bên cạnh đó, khi đến ngày ‘đèn đỏ’ trong tháng, lao động nữ sẽ được nghỉ tối thiểu 3 ngày và số ngày nghỉ này sẽ được người lao động cùng chủ sở hữu sử dụng lao động thỏa thuận một cách hợp lý, nhằm phù hợp với đặc thù công việc’.

Trong trường hợp lao động nữ muốn nghỉ linh hoạt hơn trong tháng, chỉ cần thỏa thuận với chủ sử dụng lao động, nếu được chấp thuận có thể nghỉ những ngày mình đã đăng ký. Ngoài ra, lao động nữ muốn đi làm bình thường trong những ngày này và được chủ sử dụng lao động đồng ý thì ngoài tiền lương được nhận còn nhận thêm 1 công và ngày làm việc này không tính vào thời gian làm thêm của người lao động.

Hơn thế, đối với những lao động nữ đang trong khoảng thời gian nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi (tức 12 tháng), đi làm sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày và không bị trừ lương. Hay muốn nghỉ linh hoạt hơn thì cần thỏa thuận với chủ sử dụng lao động. Cũng như trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ khi đang nuôi con dưới 12 tháng và được chủ sử dụng chấp thuận, ngoài tiền lương bình thường được hưởng sẽ được nhận tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP này còn khuyến khích, động viên người chủ sở hữu sử dụng lao động xây dựng hoặc lắp đặt thêm một số phòng chuyên dụng cho việc vắt và trữ sữa cho những nữ lao động đang nuôi con nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu thực tế tại nơi làm việc.

Đáng chú ý hơn cả, chủ sử dụng 1.000 lao động nữ trở lên tại nơi làm việc bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt và trữ sữa ở khu vực riêng biệt. Và lao động nữ đang nuôi con dưới 1 tuổi nên vắt và trữ sữa trong quãng thời gian làm việc, vừa cung cấp đủ lượng sữa cho bé phát triển khỏe mạnh lại có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh đẻ vất vả. Cuối cùng là thời gian nghỉ để vắt và trữ sữa cần có sự thỏa thuận thỏa đáng giữa 2 bên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *