Hiện tại gia đình chỉ còn hai cha con, bé trai 5 tuổi mấᴛ mẹ mấᴛ em có lẽ cũng không nhận thức được mấᴛ máᴛ của mình.
“ Có lẽ năm nay là năm Vu Lan buồn nhất…”, đoạn chia sẻ mới đây trên trang fanpage của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh khiến những người trong tâm dịch rưng rưng. Bởi lẽ khi cô Vi càn quét qua vùng đất phương Nam vốn giàu nắng gió này thì nó cũng khiến rất nhiều gia đình mấᴛ đi người thân, thậm chí là mấᴛ cả vợ bầu và đứa con chưa kịp chào đời.
Sài Gòn chứng kiến tình người ấm áp trong đại dịch. Sài Gòn chứng kiến những bàn tay dìu dắt nhau qua gian khó. Sài Gòn cũng chứng kiến những giọt nước mắt rớt xuống vì tình thương dành cho đồng bào, đồng loại. Những người đã ra đi bởi có bệnh nền, hoặc dễ tổn thương hơn những đối tượng khác. Thương nhất là những người ở lại bởi nỗi đau mấᴛ người thân, nỗi đau chính bản thân cũng bị mắc bệnh. Đó là hoàn cảnh của anh N.V.C, sinh năm 1985, ở trọ tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Một người chồng, người cha phải chịu nhiều quá nhiều mất mát.
Theo như trang fanpage chia sẻ, gia đình anh đã có một cậu con trai 5 tuổi. Niềm vui vỡ òa khi cả nhà chuẩn bị đón thêm thành viên mới thì vợ chồng anh phát hiện dương tính. Lúc này vợ anh mang thai được gần 7 tháng, cả nhà gửi đứa con trai lại rồi đi cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 4. Nhưng rồi người chồng mấᴛ cả vợ bầu và đứa con chưa kịp chào đời dù đã được chuyển lên tuyến trên tại bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị, hồi sức tích cực.
Tại Bệnh viện dã chiến số 4, đang điều trị thì nhận được tin dữ, anh C. đã khóc hết nước mắt. Các y bác sĩ, những bệnh nhân tại đây đều xót thương người đàn ông người hiền lành, đối đãi dễ thương với bạn cùng phòng bệnh, với y bác sĩ điều trị. Mọi người an ủi anh bởi vẫn còn đứa trai đầu lòng mới 5 tuổi đang chờ anh ở quê nhà. Đó là niềm hi vọng, là động lực để anh cố gắng điều trị, giữ vững tinh thần khi cùng lúc mất cả vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời.
Theo chia sẻ, ngày về anh không một xu dính túi, anh chân chất nên không có giữ tiền bạc trong người. Mọi số tài khoản đều đứng tên vợ, Biết được hoàn cảnh, Phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã vận động, mỗi người gom góp một chút cho anh sửa soạn hành lý, một chuyến xe về nhà trọ…
Trước hôm xuất viện anh thức trắng đêm. Khi bác sĩ báo mai xuất viện về với con, anh đi một vòng ôm từng người, cả đêm thao thức nôn nao, nghĩ đến việc về với con, anh đã vui biết chừng nào. Vậy mà sáng ra sửa soạn hành lý lên xe thì anh mới biết chưa về quê đón con liền được, phải về khu trọ cũ tịnh dưỡng vì thành phố đang giãn cách xã hội.
“Biết vậy thà xét nghiệm vẫn còn bệnh, chứ giờ về phòng có 1 mình, lại nhớ vợ con, cũng không về quê được đón con trai”, người đàn ông sụt sùi khóc.
Trời chuyển mưa buồn hiu hắt, người đàn ông lầm lũi với khuôn miệng cười xộc xệch, cúi đầu sâu cảm tạ tấm lòng của y bác sĩ, rồi lê từng bước dài nặng trĩu ra xe. Nước mắt đàn ông không rơi từng giọt, tối qua anh đã vui biết bao nhiêu. Giờ trước mắt chỉ là căn phòng trọ trống trải, không một ai bên cạnh. Anh sẽ đối diện với 2 tuần trước mắt chờ ngày về quê với con. Nhiều người đã không khỏi bật khóc khi nhìn đôi vai gầy của người đàn ông mất cả vợ lẫn con chưa chào đời ấy.
Bệnh viện dã chiến số 4 cũng ghi nhận câu chuyện đầy xúc động của một dân quân mấᴛ mẹ đúng ngày Vu Lan báo hiếu. Em đã xa nhà hơn 1 tháng nay. Đúng ngày rằm tháng bảy, em nhận tin dữ khi đang làm nhiệm vụ, mẹ em chỉ ngoài 40, đã lìa trần chỉ sau vài ngày phát hiện và chiến đấu khốc liệt với những biến chứng quá nhanh quá nguy hiểm của nCoV. Dù nhà tại quận 6 chỉ ở cách bệnh viện khoảng 15 cây số, nhưng vì nhiệm vụ nên em không thể về kịp chịu tang và nhận tro cốt mẹ. Bệnh viện đã tổ chức lập bàn thờ bái vọng, thăm hỏi, động viên tinh thần cho em.
Sài Gòn đang trong đợt giãn cách nghiêm ngặt từ ngày 23/8. Tất cả đều vững tin rằng lần này nhất định Sài Gòn sẽ hồi phục, khỏe hẳn để không còn bất kỳ mất mát nào nữa.