Sau biến cố kinh hoàng mấᴛ đi hoàn toàn đôi chân ở tuổi 25, Khánh vẫn không ɴgừng phấɴ đấu, vươɴ lên, truyềɴ cảᴍ hứɴg sống và ɴghị lực phi thường đến cộɴg đồɴg.
Hai lần vượᴛ “cửa ᴛử” ở tuổi 25
Tô Đình Khánh (sinh năm 1993, quê Đắk Lắk) sinh ra là một chàng trai khỏe mạnh bình thường, sở hữu gương mặt điển trai, ưa nhìn. Tuy nhiên, biếɴ cố kiɴh hoàɴg xảy ra ở tuổi 25 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Khánh.
Vào một ngày cuối tháng 4 năm 2018, Khánh đột nhiên cảᴍ thấy ᴛê ᴛê ở ngón chân cái và nghĩ do mình ngồi máy tính quá lâu. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, những cơn đaᴜ dồn dập kéo đến khiến Khánh bủn rủn và không thể đi đứng được, đôi chân như muốn nổ tung. Anh được bạn gái và hai em trai đưa đến bệnh viện nhưng nhanh chóng phải chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ xác định Khánh bị tắc động mạch máu ở bụng khiến máu không thể di chuyển xuống chân. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ đi đôi chân thì mới có cơ hội sống tiếp. Thế nhưng, cơ hội sống cũng chỉ là 50/50.
“Nghe tin từ bác sĩ tôi lặng người, tôi rất sốc… Thôi số mình đến đây là hết rồi, cũng chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều nữa vì không còn cách nào khác tốt hơn nữa cả, tôi liền nói với em trai của tôi là thôi em ký giấy đồng ý phẫu thuật cho anh đi. Và bác sĩ củng không đảm bảo được là tôi có sống được sau ca mổ hay không, tóm lại là sự sống của tôi là 50/50”, Khánh đaᴜ x̶ót kể lại.
Ca mổ được sắp xếp ngay vào 6h sáng hôm sau. Nằm một mình trong phòng mổ, Khánh cảm nhận rõ cái lạnh chạy dọc sống lưng. Dưới ánh đèn, trong căn phòng toàn dao và kéo phẫu thuật, chỉ còn sự sợ hãi và lạnh lẽo ngập tràn.
Sau ca mổ kéo dài suốt 5 tiếng, Khánh tỉnh dậy trong cơn mê man. Anh chỉ cảm thấy trên người chằng chịt dây và ống thở, miệng thì bị nhét một cục gì đó. Lúc đưa tay sờ xuống dưới, chỉ thấy hai cục bông tròn lẳn, anh biết mình đã mất đi đôi chân thật rồi.
“Tôi thò tay xuống dưới để xem còn chân nữa không. 2 tay sờ xuống và cảm nhận được 2 cục băng bó lại ở dưới ngay đùi… và tôi biết thế là mình mất chân thật rồi…Và tôi lại nhắm mắt và ngủ tiếp vì còn thuốc mê”, Khánh xót xa.
Tuy nhiên, biến cố kinh hoàng chưa dừng lại ở đó. 3 ngày sau, thông tin sét đánh từ bác sĩ khiến Khánh và cả gia đình một lần nữa suy sụp. Phần đùi của anh bị hoại tử, bác sĩ phải làm phẫu thuật tiếp, lần này phải cắt bỏ luôn tới khớp háng.
“Tôi mới phẫu thuật xong còn rất yếu và chưa ổn định. Nhưng tình hình của tôi thì khác, giờ yếu cũng phải làm. Bác sĩ nói lần này có thể sẽ nguy hiểm hơn lần đầu, nên bảo gia đình tôi chuẩn bị tâm lý sẵn. Và lại phải ký giấy cam kết 1 lần nữa. Còn nước còn tát chứ hết cách rồi…”, Khánh nhớ lại.
Trải qua 2 lần phẫu thuật, Khánh tiếp tục nằm 4 tháng ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Những ngày tháng ấy, cả gia đình anh thay phiên nhau chăm sóc. Khánh không dám khóc vì sợ làm mọi người khóc theo. Nhìn ba mẹ và 2 đứa em gầy hẳn đi, đôi mắt thâm quầng, lòng anh quặn lại.
“Cả nhà cứ thế thay nhau chăm sóc tôi. Cứ 1 hôm là 2 người ở cạnh tôi, tối thì trải chiếu ra nằm dưới đất. lúc đó tôi thật sự rất đau lòng khi thấy cảnh ba mẹ và mọi người vất vả vì mình quá nhiều rồi. Tôi lại cảm thấy tôi thật sự vô dụng, chỉ toàn làm khổ mọi người và tôi cũng đã nghĩ đến chuyện tự tử.
Lúc đó, đối với tôi, cái chết nó nhẹ tựa lông hồng vậy. Tôi đã từng nghĩ hay là rút mấy cái dây này là chết được liền. Nhưng rồi tôi chẳng làm được vì tôi còn nợ mọi người quá nhiều thứ”, Khánh nhớ lại.
Tuy nhiên, những khó khăn lại một lần nữa thử thách sự kiên cường của chàng trai trẻ. Khi chuyển qua Bệnh viện phục hồi chức năng ở quận 8 để điều trị tiếp, các bác sĩ phải cạo bỏ lớp da cũ ở vết thương bị chai để lớp thịt được tái tạo mới có thể tiến hành ghép da.
“Cứ 2 ngày bác sĩ đến nạo 1 lần. Cái cảm giác bác sĩ cầm kéo cứ cạo vào vết thương cho máu chảy ra không có thuốc gây tê giống như bị tra tấn vậy. Đau đến nỗi phải lấy khăn cho vào miệng mà cắn chứ không thì không chịu nổi. Cứ đến lịch cạo mô là tôi sợ phát khiếp…! Nghĩ đến giờ vẫn nổi da gà!”, Khánh kể lại nỗi đau thấu xương.
Vực dậy từ biến cố kinh hoàng
Sau 1 tháng điều trị tiếp theo ở bệnh viện phục hồi chức năng, cuối cùng Khánh cũng được xuất viện. Gia đình anh thuê một căn nhà ở quận Gò Gấp để tiện cho việc sinh hoạt và điều trị.
Kể từ khi xuất viện, Khánh chỉ nằm một chỗ suốt 6 tháng. Mọi sinh hoạt cá nhân đều do mẹ giúp đỡ. Từ một chàng trai khỏe mạnh với biết bao ước mơ dự định, Khánh không tránh khỏi suy sụp, chán nản.
Tết năm 2019 là cái Tết buồn nhất của gia đình Khánh. Đúng đêm giao thừa khi bố anh chuẩn bị thắp hương cúng thì ông bỗng bật khóc òa. Thế là cả nhà cũng khóc theo.
“Tôi hiểu được mọi người rất buồn và đau lòng khi thấy mình bị như vậy. Tôi hiểu nếu mình tiếp tục buồn chán và nằm lì một chỗ chắc chắn gia đình mình sẽ đau buồn theo. Bởi vậy, tôi quyết định phải thay đổi cuộc sống của mình, như vậy gia đình mới tốt lên được”, Khánh kể lại.
Khánh bắt đầu tập ngồi, tập đi bằng tay, tự lo các sinh hoạt cá nhân. Khánh gom tiền mua một chiếc xe lăn chạy bằng điện, giúp anh thuận tiện di chuyển mà không cần nhờ vả mọi người quá nhiều. Anh cũng mở lòng hơn, gặp gỡ bạn bè. Những suy nghĩ tiêu cực cũng dần tan biến.
Còn sống là còn hạnh phúc…
Tháng 12 năm 2019, Khánh mua vé tham dự diễn thuyết của Nick Vujicic và bắt xe đến một hội trường lớn ở quận Gò Vấp để nghe Nick diễn thuyết. Được gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với Nick đã giúp Khánh nhận ra nhiều điều.
“Cuộc trò chuyện với Nick đã giúp tôi nhận ra người khuyết tật không phải là những người tàn phế của xã hội, người khuyết tật vẫn có thể sống cuộc sống hạnh phúc khi họ biết cố gắng và thay đổi. Nick đã nói với tôi, tôi có thể làm được như anh ấy, chỉ cần tôi tự tin và cố gắng vươn lên để thay đổi cuộc sống”, Khánh kể lại.
Từ cuộc gặp gỡ với thần tượng, Khánh càng thêm có động lực và niềm tin vào cuộc sống. Anh nhận ra bản thân còn đang được sống nghĩa là đang rất hạnh phúc rồi.
“Cuộc đời vô thường lắm, tuy dài đấy nhưng mà ngắn đấy. Vì thế chúng ta hãy cảm ơn những gì đang diễn ra trong cuộc sống này. Hãy cảm ơn ngay cả khi số phận mình đen đủ nhất, hãy cảm ơn tất cả mọi thứ, hãy cảm ơn những giọt nước mắt đau khổ của bạn bởi vì khi bạn còn khóc là bạn còn sống. Mà bạn đang được sống có nghĩa là bạn đang rất hạnh phúc rồi”, Khánh chia sẻ.
Từ đó, cuộc sống của Khánh dần dần tốt lên. Anh tiếp tục công việc bán hàng online để có thu nhập. Khánh cũng lập một kênh YouTube cá nhân chia sẻ về những biến cố và cách mình vượt qua, truyền cảm hứng và tinh thần lạc quan đến cộng đồng.
“Kênh YouTube là nơi để tôi có thể truyền những thông điệp tích cực đến với mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh giống như mình, để họ có thể nhìn thấy một người khuyết tật vẫn làm được những điều như người bình thường. Đây cũng là nơi để tôi và những người yêu thương mình gần nhau hơn, là nơi tôi có thể kết nối được rất nhiều người trên thế giới nữa”, Khánh chia sẻ.
Anh tự mình mầy mò học cách cắt ghép, chỉnh sửa các video trên mạng. Cứ mỗi ngày học một chút, dần dần, Khánh đã có thể dựng những video từ đơn giản đến phức tạp. Hiện tại, kênh YouTube của anh đã có hơn 50 nghìn người theo dõi.
Trao yêu thương để san sẻ khó khăn giữa dịch Covid-19
Trên trang Facebook cá nhân, Khánh thường xuyên chia sẻ các chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động giúp đỡ những người khó khăn giữa đại dịch Covid-19 thời gian qua. Trước đây, khi anh gặp biến cố, gia đình không có đủ kinh tế để tiếp tục điều trị, anh đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Bởi vậy, hiện tại khi đã khỏe lại, có cuộc sống ổn định, anh mong muốn san sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh không may.
“Khi còn nằm viện tôi đã tâm nguyện rằng, sau này mình khỏe lại và có cuộc sống ổn định thì anh muốn được làm công việc thiện nguyện để giúp lại những người khó khăn khác
Hơn ai hết, tôi hiểu được cảm giác khi mình đang khó khăn nhất mà nhận được những sự chia sẻ thì sẽ có thêm niềm tin và động lực để vượt qua. Tôi kêu gọi sự chung tay của bạn bè và những người quen biết trên mạng xã hội, ai cũng tin tưởng mình nên tôi cũng giúp đỡ được một số hoàn cảnh khó khăn mà tôi biết”, Khánh cho biết.
Từ đầu năm 2021, Khánh đã thành lập một quỹ thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thời gian vừa qua, do dịch Covid-19 ở Sài Gòn diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm nên Khánh đã kêu gọi bạn bè trên trang Facebook cá nhân để có thể trao tặng các phần quà đến người gặp khó khăn.
“Trong tháng 8 vừa qua, tôi có làm 2 đợt quà để gửi tặng bà con đang gặp khó khăn tại Sài Gòn, đợt 1 là 150 phần quà, và đợt hai là cuối tháng 8 vừa rồi, cũng làm 150 phần quà và tiền mặt gửi đến gần 120 hộ gia đình ở xa gặp khó khăn mà không gửi quà đến được”, Khánh cho biết.
Hiện tại, Khánh cũng đã nhận được một số lời mời tham gia nói chuyện tại các sự kiện truyền động lực. Anh luôn không ngừng cố gắng, học tập rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người truyền cảm hứng sống tới mọi người.
Biến cố kinh hoàng ập đến ở tuổi 25 không khiến Khánh yếu đuối và suy sụp đi. Ngược lại, anh càng trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Chàng trai 28 tuổi dù không có đôi chân nhưng không bao giờ ngừng bước.