Phạt đò𝓃 con trai thi bị điểm thấp, trở về mẹ mãi mãi không còn được nghe tiếng con gọi “Mẹ ơi”

Con trai thi điểm thấp bị mẹ đá????h đò????. Trong lúc bế tắc con đã làm một việc khiến mẹ ân hận suốt đời.

Con trai thi điểm thấp bị mẹ đá????h đò???? là chuyện thường xảy ra. Nhưng có bao giờ các bậc làm cha làm mẹ nghĩ đến hậu quả của việc trừng phạt con cái?

An An là một cậu bé học lớp 2 hoạt bát, vui vẻ. Tuy tính tình năng động nhưng kết quả học tập của cậu chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, mỗi lần đến kỳ họp phụ huynh, bao giờ An An cũng bị mẹ mắng mỏ vì kết quả không bằng bạn bè.

Ở lần họp phụ huynh gần đây, người mẹ rất tức giận vì điểm thi của con thấp nhất lớp. Cộng thêm áp lực công việc kéo dài khiến chị không giữ được bình tĩnh, người mẹ đã đánh con một trận ‘thừa sống thiếu chết”. Sau đó, chị bỏ ra ngoài một lát và còn nói thêm: “Nếu học hành cũng không xong thì hãy cuốn gói ra khỏi cái nhà này”.

Cậu bé run rẩy khi nghe mẹ nói rồi ngồi cuộn mình vào một góc nhà. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó. Trong lúc cảm thấy bế tắc, cậu bé đã leo lên ban công và thả mình xuống.

Người mẹ trở về thì đã quá muộn. Ôm con trong tay chị nấc lên từng tiếng. Chị hối hận vô cùng. Chưa bao giờ chị nghĩ thằng bé sẽ phản ứng lại bằng cách này. Nhà có 2 mẹ con, bố đi làm xa thỉnh thoảng mới về nên nó biết chị buồn. Do đó nó hay bày trò cho chị vui. Nó nói liến thoắng suốt ngày. Nó kể chuyện trường chuyện lớp. Duy chỉ có điều học lực của nó là không thể khá lên. Nhưng bây giờ khi mãi mãi không còn được nghe tiếng con trai, chị bỗng chợt nghĩ tại sao mình phải bắt con học giỏi? Nó là đứa bé vui vẻ và nhân hậu, như vậy đã chưa đủ sao? Đâu cần thiết phải học giỏi, miễn sau này nó học một cái nghề nào đó tự lập nuôi thân là đủ rồi.

Tuy câu chuyện nói về nỗi đau của một người mẹ Trung Quốc nhưng cũng chính là bài học cho tất cả các bậc làm cha làm mẹ, nhất là khi chuyện ép con học, đòi hỏi con phải học giỏi bằng bạn bằng bè xảy ra thường xuyên trong mỗi gia đình hiện nay.

Cứ mỗi lần họp phụ huynh, nghe con thi điểm thấp là y như rằng bố mẹ sẽ khó giữ nổi bình tĩnh. Bao “ai oán ngâm khúc” có dịp tuôn ra, nào là “ba mẹ cực khổ vì con mà con học hành như thế hả”, nào là “nhìn con người ta kìa, cũng ngày 3 bữa mà sao nó chẳng bao giờ làm bố mẹ thất vọng”, hay cũng có khi cay cú hơn “học không nổi thì nghỉ chứ đừng báo cô”… Bao nhiêu ngôn từ tệ hại được dùng để người lớn hả cơn giận thì cũng bấy nhiêu vết xước in trong lòng con trẻ. Và điều đau lòng là năm nào chúng ta cũng nghe tin học sinh nước ta tự tử vì áp lực học hành – chuyện không chỉ có ở xứ Hàn, Nhật, Trung.

Nhiều nhà giáo dục hô hào không chạy theo thành tích, không tạo áp lực học hành cho trẻ nhưng thử hỏi giáo viên và phụ huynh đã làm được điều này hay chưa? Chúng ta dù thế nào vẫn muốn “sở hữu” một đứa trẻ học giỏi. Bên cạnh vì nghĩ cho tương lai của con, những đứa trẻ học giỏi như một thứ “trang sức” đẳng cấp để cha mẹ khoe với nhau, để lấy đó làm hãnh diện.

Ngoài ra, những đứa trẻ học giỏi đôi khi còn là người viết tiếp ước mơ dang dở của cha mẹ, thực hiện kỳ vọng của dòng họ. Vậy nên, chiếc áo quá rộng này vô tình làm trẻ phải căng người cho vừa, dễ khiến trẻ nghĩ quẩn nếu làm người thân thất vọng.

Mong rằng câu chuyện là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người cha người mẹ luôn ép con học bằng mọi giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *