Người mẹ “cả ga̴n̴” thay áo người lạ mấ̴t̴, đêm lại xuống ̴n̴hà ta̴n̴g ̴l̴ễ xin “lộc trời”, tiết kiệm tiền nuôi con

Trên đời này, vốn không có nghề nào thấp kém hay đáng xấu hổ, chỉ là chúng ta có tự hào với đồng tiền chúng ta kiếm ra hay không? Những đồng tiền mà phải bỏ mồ hôi, nước mắt, sự vất vả miễn sao không vi phạm pháp luật, không tranh giành miếng cơm của ai, ta cứ vì ta, vì gia đình cùng những đứa con thơ mà cố gắng gấp 5, gấp 7 lần người khác.

Nói điều này bởi câu chuyện về người phụ nữ chuyên chăm sóc, thay quần áo cho người đã m̴ất tại bệnh viện sẽ khiến chúng ta vừa nghèn nghẹn lại suy ngẫm nhiều chuyện. Đó là chị Nguyễn Thanh Hạnh (quê Phú Thọ) và sinh sống tại Hà Nội kể từ năm 19 tuổi chị đã kết hôn. Năm nay chị đã 38 tuổi, dáng người nom ̴k̴hắc ̴k̴hổ do lam lũ, bôn ba nhiều để mưu sin̴h̴. Gán̴h̴ nặ̴n̴g kinh tế, tiền nuôi con đặt lên đôi vai người mẹ nên chị từng làm nhiều nghề, trong đó có đi giúp việc nhưng số lương ít ỏi chi 3,5 đến 4 triệu không đủ cầm chân ở đất Hà Nội.

Cơ duyên khiến chị Hạnh đến với công việc chăm sóc bệnh nhân thay người nhà khi một lần chị vào viện trông người ốm̴. “Tại bệnh viện tôi gặp và quen những người chuyên đi chăm sóc thuê người ốm̴, hỏi ra mới biết họ làm công việc này thu nhập khá cao với mức thu nhập khoảng 9 triệu đồng/1 tháng. Chỉ có điều phải ngủ hành lang, cầu thang, thậm chí là ghế đá”, chị Hạnh nói.

Chăm sóc người ốm và ngủ ở hành lang, ghế đá là thường tình. (Ảnh: tintuconline)

Công việc có ̴v̴ất ̴v̴ả, chỗ ăn giấc ngủ phải chập chờn nhưng vì mưu sin̴h̴, vì con ở nhà nên chị chấp nhận. K̴h̴ó kh̴ăn đến mấy cũng vượt qua, miễn các con ở nhà đủ cơm ăn áo mặc, học hành đàng hoàng. Thế là chị hay đổi công việc từ giúp việc nhà chuyển sang giúp việc trong bệnh viện.

Nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội đều được chị Hạnh “ghé qua”, miễn có người thuê. “Có những bệnh nhân phải nằm hồi sức vài tháng liên tục, người thân còn bận công việc nên không thể ở bên cạnh 24/24, nên họ thuê chúng tôi làm. Những trường hợp như thế ở các bệnh viện lớn nhiều lắm, làm không hết việc”, chị Hạnh cho biết.

Nhận tiền để chăm sóc cho người bệnh, tưởng dễ nhưng không hề đơn giản chút nào. Người ốm thường không thể tự tay vệ sinh, ăn uống nên người chăm phải làm tất, đôi khi còn cực hơn cả chăm em bé. Đó là chưa kể việc chăm nom người ốm phải cần kiên nhẫn, chu đáo, khéo tay bởi tâm lý người bệnh dễ q̴u̴ạu q̴u̴ọ, hay đòi này đòi nọ. Bản thân là người người, nhận tiền chăm sóc một người không họ hàng nhưng chị Hạnh không thể lơ là hay qua loa cho xong nhiệm vụ.

Công việc chăm sóc người ốm̴ đã k̴h̴ổ cực, chị Hạnh lắm lúc còn đảm nhiệm cả chuyện tắm rửa, thay quần áo cho người đã m̴ất. Do bệnh nhân ̴r̴a đ̴i̴ độ̴t̴ ngộ̴t̴, nhiều người thân của họ không kịp được báo tin và chị Hạnh đang túc trực bên cạnh nên chị làm luôn công việc được cho là “g̴h̴ê rợ̴n̴”.

Nói vậy vì theo cách nhìn của người ngoài, còn thực tế, chị Hạnh còn bên cạnh, túc trực với người bệnh còn nhiều hơn cả người thân của họ. Chị thay quần áo giúp người ̴r̴a đ̴i̴ cũng là chút chia sẻ, để họ thanh thản, đi chỉn chu hơn. ̴S̴ợ ̴h̴ãi, g̴h̴ê rợn̴ gì khi chị bên cạnh họ trong thời gian dài, xem như người thân và khi họ ra đi thì chút hành động có sá chi. Khi được thuê, không ai thỏa thuận chị sẽ tắm rửa, thay đồ khi bệnh nhân mấ̴t̴ nhưng chị vẫn làm, đó là cái tình nghĩa giữa người với nhau. Lắm lúc, người thân cũng bồi dưỡng cho chị vài trăm đến 1 triệu.

“Lần đầu tiên tôi làm việc này cách đây cũng vài năm rồi, khi đó tôi nhận trông một bệnh nhân ở Bệnh viện 354. Tôi có mặt ở bên bệnh nhân còn nhiều hơn người nhà của họ, đến bác sĩ còn không biết tôi là ô sin.

Rồi khi bệnh nhân độ̴t̴ ngộ̴t̴ q̴u̴a đờ̴i̴, người thân cũng không lường trước được và chẳng về kịp, khi đó bác sĩ gọi tôi vào và một mình tôi lau người, thay quần áo cho bệnh nhân đó. Đến khi người thân đến nơi thì mọi việc đã xong hết cả rồi và tôi cũng là người đưa t̴h̴i t̴h̴ể bệnh nhân xuống n̴h̴à ta̴n̴g ̴l̴ễ”, chị Hạnh kể lại.

Chăm sóc người ốm̴ trong viện có thu nhập tốt hơn so với giúp việc nhà nhưng ̴v̴ất ̴v̴ả hơn nhiều. (Ảnh: tintuconline)

Nói về độ “̴b̴ạo ga̴n̴” của chị Hạnh, không thể không kể chuyện chị thường xin đồ cú̴n̴g ở nhà ta̴n̴g ̴l̴ễ để ăn. Nhiều lúc đêm khuya vắng vẻ trong bệnh viện, chị tìm xuống nhà ta̴n̴g ̴l̴ễ lễ để xin bánh, kẹo, quả trứng hay đĩa xôi của người nhà người mấ̴t̴ để lại. Chị gọi đó là “lộc”, có xin phép đàng hoàng nên chẳng có gì sai trái. Chưa kể, nếu không ai ăn thì vứt đi, chỉ lãng phí thức ăn.

“Những đồ đó hoàn toàn vẫn sạch sẽ, tôi xin người quản lý đàng hoàng chứ không phải tự tiện. Tôi nghĩ rằng việc làm đó chẳng có gì sai cả, hơn nữa đó vừa là lộc, mà mình lại tiết kiệm được tiền ăn đêm”.

Người sống hay người đã qua đời cũng như nhau, miễn đối đãi với nhau không sai trái, thất lễ thì chẳng có gì sợ hãi. Xin đồ “lộc” để ăn còn giúp chị tiết kiệm chút tiền, có thể dành dụm mua cho các con tấm áo mới hay gia đình được đủ đầy hơn.

Ngẫm thấy công việc của chị Hạnh có thể mang thu nhập ổn, đủ nuôi các con nhưng đánh đổi bằng sức khỏe cũng như dành thời gian túc trực bên người bệnh. Dù chỉ 38 tuổi nhưng nom chị có vẻ già trước tuổi bởi nắng mưa mưu sin̴h̴, dạn dày sương gió. Tuy nhiên dù v̴ất v̴ả k̴h̴ổ cực hay “̴b̴ạo ga̴n̴” thế nào, chị cũng rất tự hào về những đồng tiền kiếm được. Đó là mồ hôi, công sức chân chính của chị, có làm hàm mới nhai.

Công việc của chị có k̴h̴ổ cực nhưng nhờ vậy mới giúp những bệnh nhân không có người thân chăm sóc có thể hồi phục nhanh chóng hoặc chí ít có ra đi cũng chỉn chu, sạch sẽ. Không có công việc nào thấp kém trong xã hội là vậy.

Theo: tintuconline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *