Nói không ngoa thì ở tuổi 16, nhiều đứa trẻ vẫn “ngây ngô” chẳng biết gì, chỉ chăm chú vào sách vở hoặc game online rồi phó mặc số phận cho bố mẹ hoặc ông trời quyết định.
Vậy mà đặc biệt làm sao, ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, có chàng trai tên Hồ Công Danh nhiều năm âm thầm nuôi hàng xóm bại̶ l̶iệt từ khi em chỉ mới là học sinh cấp 3.
Đến bây giờ, có lẽ Danh đã tốt nghiệp Đại học và ra trường kiếm việc làm nhưng cá̶ch đây mấy năm, nhắc đến tên em, ai nấy đều phải trầm trồ xuýt xoa trước tấm lòng thiện lương hiếm có.
Thời ấy, sát cạnh bên nhà Danh có anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981) với hoàn cảnh vô cùng thương tâm. Ở tuổi 25, anh chuẩn bị lên xe hoa xây cuộc sống mới nhưng bất ngờ bị̶ b̶ại liệt̶ d̶o té̶ n̶gã khi trèo cây hái vú sữa ở độ cao gần 10m.
Lúc ấy, Danh đang học lớp 10, trong lần tình cờ đến nhà thấy Tùng nằm một mình, cơn sốt làm môi anh tím ngắt, răng đánh bần bật. “Cháu lấy khăn nhúng nước ấm lau hạ̶ s̶ốt. Sau cơn̶ n̶óng lạnh mê man, chú Tùng tỉnh lại nhìn cháu cười. Chú ấy vui tính lại hiền, cháu chưa thấy ai cười hiền như vậy” – Danh kể.
Sau lần ấy, hình ảnh chú Tùng lúc nào cũng ám̶ ả̶nh Danh. Lỡ chú ấy sốt̶ c̶ao, lỡ không có ai tới…, bao nhiêu suy nghĩ cứ đeo bám tâm hồn cậu học sinh lớp 10 còn non nớt.
Danh đến chăm sóc theo mách bảo của nỗi lo, dần thành quen, không ngày nào vắng mặt. Kể từ đó, mọi sinh hoạt của anh Tùng từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do Danh chăm sóc. Bố mẹ em cũng rất ủng hộ chuyện này.
Học xong lớp 12, Danh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và đậu vào ngành Kỹ thuật điện, Khoa Kỹ thuật công nghệ nên có ý định đem cả “người dưng” đi theo. Nằm liệt̶ t̶rên chiếc giường, anh Tùng giọng nghẹn nói:
“Khi Danh nói sẽ đưa tôi vào Quy Nhơn vừa học, vừa chăm sóc, lúc đó tôi không muốn là gánh̶ n̶ặng và ản̶h̶ h̶ưởng đến học tập của Danh. Tôi đã tuyệt thực 7 ngày không ăn uống để chế̶t đi cho xong bởi có sống cũng vô ích”.
Thế rồi anh Tùng ngất̶ x̶ỉu, được đưa đi cấp̶ c̶ứu, lại sống. Lần ấy, Danh khẩn̶ k̶hoản: “Chú phải sống để mừng cháu đậu ĐH chứ!”, Tùng mới chịu ăn.
Lại nói, gia đình Danh có sổ hộ nghèo, cha tật̶ n̶guyền lại có hai chị gái đang học ĐH, cuộc sống chỉ nhờ vào gánh rau quả mẹ bán ở chợ. Sau mùa thi 2012, em chính thức trở thành sinh viên. Mừng đã đành nhưng lo̶ cũng không ít.
“Không có tiền thì làm thêm sẽ có nhưng nếu không làm vệ sinh ba ngày là chú Tùng không sống được. Mình có khả năng làm được thì không thể nhìn chú ấy chế̶t” – Danh nghĩ. Làng Phú Nam Đông một lần nữa lại xôn xao. Người ta nghẹn̶ n̶gào và ái̶ n̶gại cho quyết định của Danh.
Cha mẹ lo lắng việc học của con, hai chị gái đều là sinh viên năm 4 đã biết chuyện ăn ở, học hành khó khăn đến mức nào khuyên em suy nghĩ kỹ. Danh xin cha mẹ cho mình tự quyết định.
Tùng lại tuyệt thực cương quyết không chịu đi vì muốn Danh thảnh thơi lo việc học, Danh nói thẳng: “Chú có chuyện gì con vào trường cũng không học được”. Thế rồi, hai chú cháu ôm nhau k̶hóc.
Ngày vào Quy Nhơn, bà chủ trọ thương tình cảnh giảm cho họ 200.000 đồ̶n̶g/tháng. Cả khu nhà trọ nhìn hai con người lạ lẫm, cứ tự hỏi: “Sao lại có người tốt đến kỳ lạ vậy?”.
Mấy người bạn sinh viên cùng trang lứa tò mò hỏi Danh có vất vả không khi thấy cậu đóng kín cửa phòng hơn hai giờ mỗi sáng để làm vệ sinh, Danh cười thật tươi: “Tớ thấy bình thường”.
Sau cùng, sự cao đẹp của Danh đã trở thành tiếng vang lớn, cậu bé được nhiều mạnh thường quân xin địa chỉ để giúp đỡ, và cũng được nhà trường trao học bổng về tấm gương sáng của mình
Thật sự quá cảm phục em Hồ Công Danh, chắc ngàn người mới có một người như thế. Ngẫm xã hội ngoài kia, mới có vụ án kinh thiên động địa, một nam sinh học lớp 11 chỉ vì mê game online đã ra tay bắt trói̶ e̶m bé 5 tuổi ở trong rừng, dẫn tới cái chết̶ t̶hương tâm vì đó̶i̶ k̶hát.
Vậy mới nói, cùng một độ tuổi như nhau, kẻ trưởng thành, đứa ấu̶ t̶r̶ĩ, âu cũng bởi giáo dục từ gia đình, ý thức nuôi dạy con cái của mẹ cha. Như em Danh, dù gia đình nghèo nhưng luôn thảo thơm và tốt bụng.
Đặc biệt khi em xin phép phụ huynh được chăm sóc hàng xóm, bố mẹ em chỉ có đôi chút lưỡng lự vì sợ con mình khổ chứ tuyệt đối không chửi con mình khùng̶ đ̶iên hoặc hâm dở, thích ăn cơm nhà vác̶ t̶ù và hàng tổng.
Có lẽ, chỉ những người nghèo mới thực sự thấu hiểu người nghèo, chỉ những ai đã từng lâm vào cảnh b̶i̶ đ̶át mới hiểu giá trị cao quý của ‘bàn tay’ đến từ người xa lạ. Bởi thời đại bây giờ, anh em ruột thịt, mẹ con máu mủ còn bỏ̶ b̶ê nhau, huống chi chỉ là hàng xóm –người dưng
Vậy mà em Danh đã có suy nghĩ và hành động phi thường dù em cũng cực̶ và kh̶ổ như bao người. Nhưng em quá giàu ở trái tim thiện lương và tình yêu thương ấm áp. Chỉ mong lắm xã hội này vẫn còn nhiều người tốt và tốt hơn nữa, để cuộc đời được trọn vẹn và đẹp tươi.