Cổ nhân dạy: Họa từ miệng mà ra. Lời nói gió bay nhưng lỡ một lời khích bác, mỉa mai người khác, sớm muộn sẽ rước về không ít thù địch.
Lười động miệng
Cổ nhân dạy: Họa từ miệng mà ra. Lời nói gió bay nhưng lỡ một lời khích bác, mỉa mai người khác, sớm muộn sẽ rước về không ít thù địch. Con người sinh ra vốn có hai mắt để nhìn, hai tai để nghe nhưng chỉ có một miệng để nói. Thế nên, hãy quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Điều quan trọng nhất, trước khi mở miệng nên suy nghĩ, chắt lọc lời nói của mình. Một khi đã mở miệng, hãy nói đúng lúc, nói đúng chỗ.
Ăn nói chừng mực, không khẩu nghiệp, không chỉ trích sau lưng, không châm ngòi cho mâu thuẫn, muốn sống hạnh phúc thì đừng gây thị phi, căng thẳng. Nên nhớ, bản thân khi đã làm điều xấu, ắt có ngày mình sẽ phải nhận lại hậu quả nặng nề.
“Thêm bạn, bớt thù” – dùng miệng để nói những lời chân thành sẽ nhận được sự yêu mến và giúp đỡ của những người xung quanh, mang lại nhiều niềm vui cho bản hân, đó là nguồn gốc thực sự của phúc khí.
Những điều không nên nói để bảo toàn phúc đức
1. Không nói những lời chán nản, thối chí: cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình.
2. Không nói những lời tức giận: khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe.
3. Không nói những lời oán trách: người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình.
4. Không nói những lời tổn thương: Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của bạn sẽ bị người đời xem thường.
5. Không nói những lời khoe khoang: khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương.
6. Không nói những lời dối trá: “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng” sớm muộn cũng nhận lấy quả báo.