Mẹ chồng giật mình trước lời của con dâu, kể cả bản thân tôi cũng thế. Lời của vợ, thật sự không thể nào chấp nhận được, hỗn láo quá
Phải nói mãi vợ tôi mới chịu đồng ý để mẹ tôi lên trên sống cùng hai vợ chồng để chăm sóc cho thằng cháu đích tôn của mẹ. Mẹ tôi chỉ sinh được mỗi mình tôi là con trai. Hai chị gái lớn đã lấy chồng, đang ở gần mẹ. Nhiều lần hai chị cũng trách cứ tôi về cái chuyện tại sao không đón mẹ lên chăm sóc, giờ chỉ còn mỗi mình mẹ.
Rằng tôi là con trai duy nhất, có cái gì mẹ cũng bù trừ cho. Đến ngay cái chuyện mẹ tôi đã bán hết đi mảnh ruộng duy nhất còn lại, công việc duy nhất giúp mẹ có ít đồng ra đồng vào để giúp tôi có tiền mua một căn chung cư cưới vợ, chỉ nguyên điều đó thôi cũng đã khiến cho tôi phải nợ mẹ quá nhiều rồi. Thế nhưng ngặt một nỗi khổ lắm, nói ra thì chẳng ai hiểu. Vợ tôi thì cũng chẳng phải ghê gớm.
Thì cũng là hiểu cho cô ấy thôi. Làm gì có nàng dâu nào thích sống chung với mẹ chồng đâu. Dù rằng mẹ tôi cũng hiền lành thế nhưng mẹ chồng thì vẫn cứ là mẹ chồng, có hiền thế nào thì chăng nữa thì cũng chẳng phải là mẹ của mình. Thế nên tôi đành phải chấp nhận để cho mẹ mình chịu thiệt thòi mà nghe theo vợ. Cũng chỉ muốn cho gia đình, nhà cửa yên ấm mà thôi.
Nhưng giờ thằng con tôi còn bé, vợ thì phải đi làm, ông bà ngoại thì không chăm được rồi, gửi đi trẻ thì con còn nhỏ quá, mà thuê người chăm thì chúng tôi chưa đủ điều kiện thuê người tốt nhất. Thế nên tôi đã nói với vợ chuyện đưa mẹ lên đây ở cùng. Vợ tôi cũng biết là chẳng còn cách nào khác nữa nên đành phải chấp nhận.
Ngày đầu tiên mẹ tôi lên nhà, bà mừng lắm, từ hôm đầy tháng đến bây giờ cũng mấy tháng rồi bà mới được bế cháu trên tay, không mừng làm sao được. Ấy thế mà vợ tôi, vừa thấy mẹ chồng ôm cháu đã quát giật giọng:
– Mẹ bỏ cháu xuống đi. Mẹ đã tắm, đã rửa tay chưa. Mẹ ở quê lên, đi đường xa nữa, bao nhiêu bụi bặm, lỡ lây bệnh gì cho thằng bé thì sao ạ?
Lời của vợ khiến mẹ tôi cảm thấy buồn dù bà chẳng nói ra. Tối đó tôi có trách vợ tại sao nói chuyện với mẹ không suy nghĩ. Thế nhưng vợ lại trách ngược.
– Anh muốn mẹ ở đây lâu dài thì phải chỉ cho mẹ nhiều thứ chứ sao. Không bảo mẹ làm sao mà biết được.
– Nhưng em chỉ thì cũng nhẹ nhàng thôi, đừng có ăn nói với mẹ như thế.
– Biết rồi!
Tôi tưởng cái biết rồi đó của vợ sẽ có tác dụng. Ai ngờ vợ tôi được thể, lúc nào cũng bắt bẻ mẹ chồng không biết chăm cháu. Mẹ tôi ở nhà, quần quật cả ngày cơm nước, dọn dẹp, chăm cháu, thế mà thằng bé ngã sứt có tí ở trán mà vợ tôi cũng gào lên. Tôi cũng biết là cô ấy xót con nhưng mẹ tôi cũng chẳng cố ý, chỉ là bà quá nhiều việc mà thôi.
Tôi cứ nghĩ là sẽ nhịn vợ nữa bởi chẳng muốn gây mâu thuẫn để mẹ tôi phải suy nghĩ. Thế nhưng hôm đó, khi mẹ tôi đang quấy cháo cho cháu, bất giác theo thói quen bà đưa đũa lên miệng nếm thì vợ tôi lao đến giật lấy cái đũa rồi bê cả nồi cháo đổ thẳng vào bồn rửa bát:
– Mồm miệng bà bẩn thỉu, ăn vào để cháu sinh bệnh à.
Mẹ chồng giật mình trước lời của con dâu, kể cả bản thân tôi cũng thế. Lời của vợ, thật sự không thể nào chấp nhận được. Đó là sự hỗn láo quá thể. Tôi điên lên quát:
– Ai cho em ăn nói với mẹ như thế?
– Em nói gì sai hay sao? Mồm miệng người lớn mang đầy vi khuẩn, sức đề kháng của con thì yếu. Mà người ở quê, sạch sẽ ở cái chỗ nào chứ.
– Kể cả có như thế thì em cũng không được đổ cả nồi cháo đi như vậy. Em coi thường mẹ quá rồi đấy. Mẹ lên chăm con, em đã không cảm ơn còn thái độ. Cảm giác không ở được đây nữa muốn đi đâu thì đi, để con ở lại.
Vợ tôi nghe xong thì cũng tức mình bỏ đi luôn, nhưng cô ấy lại bế cả thằng bé đi, chắc sang nhà ngoại thôi. Tôi mặc kệ vì giận dữ còn nhiều. Mẹ tôi thì cứ hối tôi chạy theo xin lỗi vợ. Nhìn thấy mẹ ngồi khóc, buồn rười rượu mà tôi chua xót thương mẹ vô hạn:
– Mẹ con xin lỗi, lỗi tại con không biết dạy vợ chứ không phải tại mẹ đâu.
– Không là do mẹ…
Thương người mẹ tần tảo thương con thương cháu nhưng con dâu chẳng biết điều. Tôi cũng đã nhường vợ rồi mà cô ấy còn không biết ý, chuyện này, rồi muốn ra sao thì ra chứ tôi không để mẹ tôi chịu thiệt nữa đâu.