Trong cuộc sống này có những người gặp phải số phận quá ɴghiệt ɴgã. Như chị Luân 20 năm sống trong mặc cảm rồi khi có được mái ấm, chồng lại mắc bệnh nặng, các con nửa năm không có thịt để ăn.
Theo thông tin từ Dân Trí, chị Triệu Thị Luân, 46 tuổi, sống tại thôn Nà Áng, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn đã phải sống trong đᴀu khổ suốt nhiều năm liền vì gương mặt biến dạng, vậy mà dường như số phận ɴghiệt ɴgã vẫn chưa buông tha chị. Chị lấy chồng sinh con tưởng chừng như bắt đầu chạm đến hạnh phúc thì chồng lại mắc bệnh ʜiểm ngʜèo, hai con trai còn nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi học cũng phải sống trong cảnh khốn khó.
Chị Luân năm 11 tuổi bị tᴀi ɴạn bỏɴg dầu hỏa đã khiến khuôn mặt và tay bị biến dạng. Từ ấy chị sống trong đᴀu khổ và mặc cảm. Thử hỏi có người con gái nào chấp nhận được khuôn mặt mình không còn nhân dạng nữa hay không. Chị cứ nghĩ rằng mình sẽ chẳng có nổi một mối tình, chẳng ai dám yêu. Đến năm 31 tuổi, một quỹ từ thiện đã giúp chị đến Bệnh viện Bỏng quốc gia làm phẫu thuật cải thiện khuôn mặt. May mắn thay chính nơi này đã không chỉ giúp chị có khuôn mặt tốt hơn mà còn mang đến cho chị một hạnh phúc. Chị đã động lòng trước người đàn ông tên Phàn Văn Diễm đến từ Hà Giang ở viện chăm em gái.
Thế rồi chị cuối cùng cũng đã có một mái ấm gia đình. Chồng chị cũng chẳng có của cải gì nên về quê vợ ở rể. Rồi hai người cũng sinh được 2 cậu con trai kháu khỉnh. Chị Luân bị bỏng nặng, không đủ sức lao động nên hầu hết chi tiêu trong nhà đều do người chồng làm lụng vất vả kiếm về. Lúc này tuy gia cảnh còn khó khăn nhưng trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương. Cứ tưởng rằng cuộc sống đã dịu dàng hơn với chị để cả gia đình cứ thế nương tựa nhau mà sống.
Vậy mà số phận nghiệt ngã lại một lần nữa tìm đến chị. Đầu năm 2019, khi anh Diễm đang đi làm thuê trên đồi thì thấy đᴀu tức ngực rồi ngất xỉu. Anh được đưa vào viện cấp cứu thì bác sĩ thông báo tin “sét đáɴh”, anh bị suy ᴛim, phổi tắc nghẽn mãn tính, ᴛhận yếu. Cả ba bệnh nặng đều nằm trong người đàn ông này. Anh phải nhập viện điều trị, gia đình chẳng có gì chỉ cón mỗi mảnh đồi là tài sản duy nhất. Chị Luân phải bán đi để lấy tiền chữa trị cho chồng. Tuy nhiên, số tiền kiếm được cũng chẳng thấm vào đâu, chị lại phải đi vay mượn khắp nơi nhưng rồi cũng không đủ sức để lo nữa. Chị đưa anh nhà về với số nợ đã lên đến cả trăm triệu đồng.
Anh Diễm thì chưa khỏi bệnh, về nhà anh chỉ nằm trên chiếc giường chẳng thể đi lại, cuộc sống đã khó khăn nay càng trở nên khốn khó. Trong nhà còn hai cậu con trai đang tuổi đến trường. Bé Bắc, 14 tuổi và bé Giang, 11 tuổi mỗi ngày đều chỉ ăn cơm với muối và vài quả mắc mật dầm, sách vở đi học cũng là do các đoàn thể tặng. Vậy mà cả hai luôn cố gắng học hành, con trai đầu luôn là học sinh tiên tiến, cậu con trai thứ hai thì nhiều năm liền đều là học sinh giỏi. Năm nào hai em cũng nhận được giấy khen về khoe bố mẹ.
Vậy nên nhắc đến các con chị vừa tự hào, vừa xót xa. Chị chia sẻ: “Từ Tết đến giờ bọn trẻ chưa được ăn bữa thịt nào, người cứ xanh xao, vắt vẻo như sợi dây thừng. Hôm trước bán được gùi măng, tính mua cho chúng lạng thịt mà chúng bảo để dành tiền mua thuốc cho bố”. Hai anh em dù hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn chăm ngoan, học giỏi và luôn biết lo lắng cho bố mẹ.
Xung quanh chúng ta cũng có nhiều hoàn cảnh tương tự, rất cần được mọi người giúp đỡ. Tại Tam Nông, Đồng Tháp cũng có một gia đình vợ bệnh nhẹ nuôi chồng bệnh nặng. Ông Tranh, 53 tuổi được chẩn đoán với hàng loạt bệnh nặng: bệnh tăng huyết áp, di chứng nhồi máu não đã mở khí quản và tăng lipid máu hỗn hợp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ông phải nằm viện điều trị dài ngày nên đã bán gần hết tài sản. Vợ ông cũng mang trong người nào là tiểu đường, tăng huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản. Ông bà còn 1 con trai nhưng cũng nghèo không thể lo cho bố mẹ. Giờ đây hai người chỉ còn cách bán nhà để có thể sống tiếp.
Quả là trong cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều hoàn cảnh bất hạnh cần được mọi người giúp đỡ. Mong rằng với truyền thống lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, những người đang túng quẫn, bế tắc vì hoàn cảnh gia đình sẽ nhận được sự trợ giúp. Để cả người cho đi và người nhận về đều có một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.