Hải Phòng: Nuôi ốc đặc sản dày đặc trong ao bèo, anh nông dân cần mẫn thu 20 triệu đồng mỗi tháng

Năm 2015, khi bắᴛ vào nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) đến nay, anh Lương Hoài Giang trú tại xã Đại Thắng (huyện Tiên Lãng,TP. Hải Phòng) từng đếm trên tay những lần thấᴛ ʙại. Nhưng sự kiên trì, đeo đuổi đaᴍ ᴍê nuôi trồng, anh Giang đã khiến nhiều người ngưỡng mộ về cách làm giàu từ nuôi con ốc bươu đen.

Cho ốc bươu đen vượᴛ đôɴg

Vào mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa, sương muối nhiều. Nếu để ốc bươu đẹn dưới ao thì tỷ lệ rủi ro rất lớn, ốc có ᴛhể chếᴛ hàng loạt là khó ᴛránh ᴋhỏi.

Sau nhiều năm nuôi ốc bươu đen, anh Giang đã tự đúc rút ra cho mình những kiɴh nghiệm để giữ ấm và bảo toàn cho ốc bươu đen vượᴛ đông một cách dễ dàng.

Anh Lương Hoài Giang, xã Đại Thắng (huyện Tiên Lãng,TP. Hải Phòng) đã có gần chục năm gắn bó với con ốc bươu đen (ốc nhồi). Ảnh Thu Thủy

Theo anh Giang, có hai cách để ốc bươu vượt đông an toàn đó là, khi chớm đông anh sẽ tiến hành tháo cho nước ra vào trong ao hàng ngày theo con nước. Nhưng phải tháo một cách nhẹ nhàng từ từ, kiểm soát mực nước phù hợp trong ao (mực nước tốt nhất theo anh Giang là chỉ số dao động từ 80 cm – 1m). Trong ao cần trồng nhiều cây thủy sinh để cho ốc có nơi cư ngụ ấm áp.

Cách thứ 2 là anh Giang tiến hành ủ khô ao, khoảng cuối tháng 9, khi chớm đông anh Giang tiến hành tháo nước dần dần trong ao ra ngoài. Mỗi ngày rút bớt đi một chút từ khoảng 2 -3cm, đến khi nào ao cạn hết trơ bùn thì thôi. Lúc đó, ốc theo bản năng sẽ bò tìm những chỗ đất mềm để trú ngụ trong đó ngủ đến hết mùa đông.

Đến lập xuân, thời tiết bắt đầu ấm lên, anh Giang tiến hành tháo nước vào ao dần dần, nhử mỗi ngày một ít với mục đích cho nước đi đến đâu ngấm, thẩm thấu làm mềm đất tới đó, từ từ đánh thức ốc bươu dậy dần ngoi lên.

Tuyệt đối không được xối nước vào ao một cách ồ ạt, ngập tăm một lúc, bởi những con ốc bươu đen còn đang trú ngụ sâu dưới đất cứng, không ra được, ốc sẽ bị n.gạt và c.hết.

Vào mùa ốc bươu sinh sản, anh Giang phải dành ra 2 tiếng buổi sáng để đi quanh ao gom nhặt trứng ốc bươu mang về bể xi măng, che đậy cho mát mẻ tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, phun nước ẩm để cho ốc nở.

Theo anh Giang, nuôi ốc bươu trong ao phải đảm bảo yêu cầu về nguồn nước và nguồn thức ăn phải sạch, không bị ô nhiễn, không hóa chất. Nền đất thổ có chua phèn thì phải dùng bạt lót.

Kiểm tra nguồn nước và mực nước hàng ngày để kịp thời điều tiết nước ao nuôi cho phù hợp. Không nên để nước trong ao cạn quá hoặc ngập sâu quá sẽ không tốt cho việc phát triển của đàn ốc.

” Tuyệt đối không được nuôi cùng ao với các loại cá ăn thịt như cá trắm đen, cá chuối hay nuôi vịt, ngan. Bởi vì thức ăn của những loài này chính là ốc, trứng ốc. Cần vệ sinh ao nuôi mỗi năm 1 lần để diệt hết các loài cá có hại cho ốc” – anh Giang chia sẻ thêm.

Nguồn thức ăn cho ốc bươu đen vô tận

Ốc bươu đen là loài không kén chọn thức ăn, chúng có thể ăn tất cả những thứ lá có sẵn trong vườn nhà như lá sắn tàu, xơ mít, bèo tấm, bèo cái, thân cây chuối, rau muống dọc khoai nước …đều có thể là nguồn thức ăn của ốc.

Tuy nhiên, thức ăn trước khi thả xuống ao cho ốc cần phải được phơi trên bờ một ngày để cỏ và rau héo héo để ốc bươu ăn được nhiều và tránh làm thối nguồn nước trong ao nuôi.
Trong quá trình nuôi ốc bươu đen, thường xuyên phải bắt giết ốc bươu vàng sống lẫn ở trong ao.

Ốc bươu vàng rất ham ăn, chúng có thể ăn tranh phần ăn của ốc bươu đen, thậm chí chúng còn cắn cả miệng ốc bươu đen, làm hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của ốc bươu đen.

Ngoài ra, cần để ý cắt cỏ xung quanh bờ để tránh việc chuột trú ngụ ngặm nhấm ốc và trứng ốc về đêm khi ốc bươu đen bò lên bờ.

Về mùa hè, nước ao rất nóng, ốc bươu không bám được vào thảm thực vật và nguồn thức ăn trên mặt ao. Chúng sẽ phải chìm xuống đáy ao tìm mát, đến tận đêm khuya nước mặt ao dịu mát trở lại chúng mới bò lên ăn. Những ngày này ốc không được tiếp nhận nguồn thức ăn liên tục nên sẽ chậm lớn, giảm năng suất.

Nắm bắt rõ nhược điểm trên, anh Giang phải tiến hành làm giàn che mát bằng lưới trên mặt ao để đảm bảo nguồn nước trong ao luôn mát mẻ, tạo điều kiện để ốc có thể tiếp cận nguồn thức ăn nhiều hơn.

Hiện, anh Giang đang nuôi ốc bươu đen trên diện tích 4.000m2, được chia thành 6 ao nhỏ. Mỗi năm anh Giang nuôi bán ra thị trường từ 80 – 100 vạn con ốc bươu đen giống, trên 2 tấn ốc bươu đen thương phẩm, bán với giá từ 70 – 80 nghìn/ kg. Bao tiêu sản phẩm cho hơn chục hộ nuôi ốc thương phẩm tại địa phương.

Ngoài ra, anh Giang còn tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều nông dân khác có nhu cầu nuôi ốc bươu. Hướng dẫn cách lập ao nuôi ốc hiệu quả, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của loài đặc sản này, giúp nhiều nông dân an tâm làm giàu.

Nhờ cách làm này mà những năm gần đây gia đình anh Giang giữ được gần như toàn bộ số ốc hậu bị, năm nào cũng có ốc giống cung cấp cho bà con trong và ngoài thành phố.

Ông Mai Hoa Giang – Chủ tịch UBND xã Đại Thắng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cho biết, xã Đại Thắng là xã thuần nông, ngoài việc phát triển cây lúa nếp cái hoa vàng truyền thống, nông dân còn tích cực trồng cây ăn quả như vải, nhãn, dưa hấu… Những diện tích ruộng sâu trũng, ngoài đê bãi, nông dân còn cải tạo làm đầm rươi, nuôi cá, nuôi ốc bươu đen cho thu nhập ổn định như gia đình anh Lương Hoài Giang trong xã.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *