Ông nổi tiếng ở Hải Phòng với biệt danh Tuấn “cá sấu” hay “vua cá sấu” bởi ông không chỉ kinh doanh cá sấu mà còn có “tình yêu” đặc biệt với loài vật ???????????????? ????ữ, rất đá???????? ????ợ này.
Đưa cá sấu từ Nam ra Bắc
Từ một người nông dân, giờ ông Cao Văn Tuấn (58 tuổi, TP. Hải Phòng) là một chủ trang trại cá sấu lớn nhất miền Bắc. Ông là người đầu tiên đưa cá sấu từ miền trong ra Bắc nuôi, nhân giống thành công nên mọi người thường gọi ông với cái tên Tuấn “cá sấu” hay “vua cá sấu”.
Ông Tuấn sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả. Thời niên thiếu, ông khá vất vả nhưng lại đam mê tranh và đồ cổ. Sau khi đi bộ đội về, lấy vợ, ông Tuấn đi biển, làm nghề lái, được đồng nào ông lại mua mâm, bát. Khá giả hơn một chút, ông lại mua trống đồng, thậm chí cả đầu động vật hóa thạch từ Châu Phi.
Làm cả hai nghề đều vất vả, ông Tuấn lái xe tải chạy thẳng vào miền Nam để du ngoạn. Tới đất Sài Gòn, người đàn ông quê Hải Phòng chợt nhớ có một người bạn ở Long An. Ông không ngờ, chính nhờ cuộc gặp với người bạn này đã tạo ngã rẽ cho con đường làm ăn của mình.
Ông Tuấn được bạn dẫn tới nơi nuôi cá sấu. Ban đầu, ông Tuấn thấy sợ vì lần đầu nhìn thấy đàn cá sấu. Nhưng sau khi được bạn mời ở lại chơi và ăn thịt cá sấu, ông Tuấn nảy sinh ý nghĩ phải mang loài vật ???????????????? ????ữ này về Hải Phòng nuôi, gây giống.
Nghĩ là làm, ông Tuấn đánh xe tải xuống Cà Mau mua 50 con cá sấu giống rồi chở về quê. Những tháng đầu, đàn cá sấu đầu tiên ông Tuấn nuôi lớn rất nhanh khiến ông phải mua thêm những khu ruộng, đất hoang ven sông Rế để mở rộng trang trại. Ông đào ao, xây tường, giăng thép gai, rồi thả đàn cá sấu xuống đó. Tuy nhiên, khi miền Bắc rét đậm, đàn cá sấu lặn hết xuống bùn rồi lần lượt chết phơi bụng.
“Đem cá sấu đi chôn mà tôi không cầm nước nước mắt. Những con cá sấu còn sống cũng không lớn được nữa nên tôi phải mang đi thịt”, ông Tuấn nhớ lại.
Không hiểu đàn cá sấu làm sao mà ????????ế????, ông Tuấn lên Hà Nội tìm các chuyên gia về cá sấu để nhờ tư vấn. Lúc này ông mới biết cá sấu sẽ ????????ế???? nếu ở môi trường lạnh dưới 15 độ C.
Với quyết tâm nuôi cá sấu ở miền Bắc bằng được, ông lùng mua tất cả các loại sách báo, tài liệu có nói đến cá sấu, kể cả tài liệu của nước ngoài rồi thuê người dịch, thậm chí ông sang cả Thái Lan gom tài liệu về cá sấu về nghiên cứu.
Sau một thời gian tự mày mò, nghiên cứu, ông Tuấn đã nuôi và nhân giống thành công cá sấu sống ở miền Bắc. Từ đó, ông được mọi người nể phục, gọi với cái tên Tuấn “cá sấu”, ông “vua cá sấu”.
Mong ước của “vua cá sấu”
Ông Tuấn hay nói vui với mọi người rằng, ông có ba “người tình”. “Người tình” thứ nhất là hội họa, “người tình” thứ hai là cổ vật và “người tình” thứ ba là cá sấu. Với ông Tuấn, cá sấu là biểu tượng của sức mạnh vô song và sự phồn thịnh.
Với ông Tuấn, cá sấu như một “người tình”
Năm 2010, ông quyết định lập một đền thờ và biến khu trang trại nuôi hàng nghìn con cá sấu thành một “vườn thơ” để du khách vào thăm không cảm thấy sợ hãi. Ông treo những tấm biển đề những câu thơ nói về cá sấu.
Theo giải thích của ông Tuấn, ông lập đền thờ cá sấu vì quan điểm kinh doanh của ông là lịch sử, văn hóa và tình yêu với loài cá sấu.
Ông Tuấn cho biết, ngoài việc nuôi cá sấu, ông còn kinh doanh nhà hàng chuyên món thịt cá sấu và kinh doanh da cá sấu. Tuy nhiên, việc kinh doanh có lúc thăng, lúc trầm.
“Ở trang trại này trước kia có một xưởng thuộc da cá sấu và nhà hàng kinh doanh thịt cá sấu. Hệ thống cửa hàng đồ da cá sấu cũng mở ở các tỉnh thành phố nhưng giờ tôi phải bỏ chỉ có một cửa hàng bán đồ da cá sấu ở trang trại thôi”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho biết, giờ ông nuôi cá sấu vì đam mê chứ lợi nhuận không đáng là bao. Nhiều năm nuôi cá sấu vất vả giờ ông mới bắt đầu tái cơ cấu, vực lại vì tình yêu đối với loài này trong ông là bất tận.
“Muốn tạo nên môt thị trường cá sấu, muốn tạo nên một con vật gần gũi với nông dân. Tuy nhiên, muốn phát triển phải có hiệp hội cá sấu như ở nước ngoài, áp dụng công nghệ để quảng bá du lịch để bán da cá sấu đúng với giá trị”, ông Tuấn chia sẻ.