Đến ngày tựu trường cô gái chán ngán nói ‘Họp lớp chỉ là sàn diễn để khoe của, khoe con’ hay sao?

Thay vì nói chuyện cũ, hỏi thăm tình hình bạn bè, nhiều buổi họp lớp đã biến thành nơi để khoe mẽ sự giàu có và tìm cơ hội làm ăn.

Những thành viên trong lớp ai nấy đều xì xào, người tán dương, kẻ ganh tị. Không ít người nhân cơ hội này, tay bắt mặt mừng với ông chủ thành đạt. Dẫu rằng, thời còn đi học, họ ghét nhau ra mặt.

Đấy là một cảnh trong buổi họp lớp của tôi cách đây 2 năm. Lần đó, lớp tôi kỷ niệm 15 năm ra trường. Suốt 15 năm trước đó, chúng tôi chưa hề có buổi gặp mặt nào. Chúng tôi có gặp nhau thì cũng chỉ là trong một dịp tình cờ khi đi làm cùng hay vô tình gặp trên đường. Bởi vậy khi nhận được tin nhắn thông báo họp lớp trên zalo, tôi vô cùng xúc động.

Ảnh minh họa

Tôi muốn đi để gặp lại bạn cũ, thầy xưa, ôn lại những kỉ niệm ngày trước. Một phần tôi cũng tò mò thằng A., thằng B. ngày xưa “đội sổ” giờ như nào; cái C. bỏ học theo chồng Tây ra nước ngoài giờ ra sao… Vì vậy cũng như tôi, 40 thành viên của lớp vô cùng hào hứng.

Ngày hôm đó, chúng tôi về trường cũ, tặng hoa cho thầy cô và chụp ảnh kỷ niệm. Buổi chiều, cả lớp di chuyển đến một khu nghỉ dưỡng để tối tham gia gala giao lưu “15 năm trở về”.

Nhưng sự háo hức của tôi nhanh chóng bị cảm xúc khác dập tắt. Trong buổi tiệc tối, ngoài H., rất nhiều thành viên khác cũng có cách thể hiện sự giàu có, thành đạt một cách lộ liễu.

Ảnh minh họa

Ban đầu, mọi người hàn huyên hỏi nhau đủ thứ chuyện. Nhưng sau đó cuộc nói chuyện chỉ xoay quanh việc làm nghề gì? Ở đâu? Thu nhập bao nhiêu? Con cái học trường nào?…

Bạn thì khoe mình đang ở một khu chung cư cao cấp, con học trường quốc tế. Bạn khác cũng không kém cạnh, kể mình đang ở biệt thự liền kề, con học một trường chuyên. Một chị thì khoe chồng làm chủ doanh nghiệp này, một chị khác thì khoe chồng vừa đổi cho cái xe tiền tỷ… Mạnh miệng nhất là cánh đàn ông. Các ông tìm mọi cách để khoe sự thành đạt của mình.

Điều đáng nói là không phải ai cũng được như vậy. Một số bạn khác có hoàn cảnh khó khăn hơn, khi nghe và nhìn những điều ấy không khỏi chạnh lòng. Cách cư xử của nhóm bạn “có tiền” đã khiến khoảng cách của mọi người trở nên xa nhau hơn.

Ảnh minh họa

Thậm chí, khi M., chủ một nhà máy sản xuất bánh kẹo khá lớn, lên tiếng thì sự việc càng đi quá xa. M nói, trong lớp có nhiều bạn còn khó khăn vì vậy buổi họp lớp này nên để những người có điều kiện hơn chi trả. Tuyên bố của M. khiến các bạn có mức thu nhập trung bình chạnh lòng, khó chịu. Đặc biệt là trước đó, các thành viên đều đã thống nhất số tiền và đóng trước khi diễn ra buổi gặp mặt.

Năm sau, tình hình họp lớp cũng không khá khẩm hơn. Nhiều ông to bà lớn tranh thủ biến họp lớp thành sàn diễn để khoe của, tìm đối tác làm ăn. Nhưng điều khác biệt là một số thành viên có cuộc sống kém hơn đã không còn tham gia.

Không chỉ lớp tôi, tình trạng này cũng diễn ra ở một số lớp khác. Người bạn tôi quen từng kể, để đỡ quê với những người khác, bạn đã thuê một con xe tiền tỷ để đi họp lớp. Cực chẳng đã nhưng nhìn cảnh mọi người đều xe nọ xe kia, bạn đi xe máy đến thấy rất ngượng.

Ảnh minh họa

Tôi biết có những buổi họp lớp rất ý nghĩa, tăng tình đoàn kết. Không chỉ hỏi han nhau chuyện cũ, các thành viên còn giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn đã được giúp đỡ bởi các bạn khác một cách vô tư, nhiệt tình. Thậm chí, nếu chưa có sự giúp đỡ, nhờ cậy thì việc cùng nhau ăn bữa cơm, nói chuyện cũ cũng đã vô cùng đáng trân trọng. Nhưng có những buổi họp đã đẩy các thành viên xa nhau hơn…

Vậy nên, mong các bạn chúng ta hãy để những buổi họp lớp diễn ra theo đúng mục đích và ý nghĩa của nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *