Cụ bà 71t sống tại nơi cho người nhận “án tử bị bệnh phong” hơn 50 năm: Vừa vào trại, chồng lấy vợ mới

Nhắc đến trại phong Đá Bạc khiến không ít người đỏ hoe con mắt, bởi ở nơi hoang tàn này có một người phụ nữ sống 50 năm với ước nguyện khi chết được chính quyền ‘chôn cất tử tế’.

Trong năm 2017, dư luận bất ngờ quan tâm đến một trại phong đã bị bỏ hoang đã lâu, đó là trại phong Đá Bạc, Sóc Sơn, Hà Nội. Quãng thời gian ấy, từng có 10 cụ già mắc căn bệnh phong quái ác và sống hoàn toàn cách biệt với cộng đồng bên ngoài. Sau khi thông tin được chia sẻ một cách rộng rãi, nhiều mạnh thường quân và nhà hảo tâm có tấm lòng lương thiện đã mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến động viên thăm hỏi tinh thần và giúp đỡ các cụ.

Trại phong Đá Bạc đã bị bỏ hoang từ rất lâu, những ngôi nhà xuống cấp một cách trầm trọng.

Đã bị lãng quên từ rất lâu nay có người đến thăm hỏi tận tình, các cụ nơi đây rất vui và đón tiếp như người nhà. Tuy nhiên, câu chuyện dần dần được lắng xuống, mọi người cũng không biết 10 cụ ấy ai còn ai mất, có ai được con cháu đưa về nuôi dưỡng hay có ai còn ở lại nơi rừng núi hoang vu ấy không? Được biết, hiện tại nơi đây giờ là nhà của duy nhất bà Sợi, sinh năm 1944, quê quán Vĩnh Phúc.

Một người phụ nữ số khổ, vừa là trẻ mồ côi vừa lấy chồng lại mắc bệnh phong mà bị đưa tới nơi đây. Thậm chí, bà còn phải gạt nước mắt, nén đau thương khi phải đưa đứa con gái yêu quý cho người khác nuôi, do không muốn con bị kì thị có một người mẹ bệnh phong.

Bụng mang dạ chửa vào trại phong lại hay tin chồng lấy vợ mới

Nhắc đến cuộc đời của mình, bà Sợi ngồi nép trong bóng tối kể rằng, ngày xưa bà là trẻ mồ côi nhưng may mắn được một gia đình nhận về nuôi nấng. Tuy không khá giả, bố mẹ vẫn cho bà có đủ cái ăn cái mặc như bao người bạn khác. Lớn lên bà được gả cho người mà mình yêu thương, đến khi có thai bà lại biết mình mắc căn bệnh phong quái ác. Ngày ấy bất cứ ai mắc căn bệnh này đều được cho là bản án tử hình cho bản thân, vô phương cứu chữa và phải tập trung sống với nhau ở một nơi xa cách cuộc sống thường nhật.

Bà quyết định dấu diếm gia đình dùng những chiếc gai nhọn chọc thủng những nốt mụn nước trên da và đi làm đồng một cách bình thường. Thế nhưng, chính nốt mụn này lại bị nhiễm trùng gây tới gây ra những con đau đớn tột cùng, bà vẫn cắn răng chịu đựng. Đến khi có đoàn y bác sĩ về làng thăm khám, bà được kết luận đã mắc bệnh rồi làm thủ tục đưa bà về trại phong Đá Bạc ‘cách ly’. Lúc này bà chính thức cách ly với cuộc sống của loài người.

Bà khăn gói, ôm bụng bầu tạm biệt chồng lên đường song không lâu sau, tại nơi đất khách quê người, bà hay tin người đàn ông đầu gối tay ấp với mình đã đi thêm bước nữa. Một lần nữa, bà nén nỗi đau để cô con gái chào đời bình an vô sự. Cuối cùng, đứa con bao lâu bà mong ngóng cũng cất tiếng khóc chào đời tại trại phong. Sinh con ra cũng không có chế độ đặc biệt nào, nhiều lúc bà còn phải nhường cơm thịt cho con ăn còn mình ăn tạm ngô khoai sắn sống qua ngày.

Niềm vui chẳng được bao lâu, bà phải đưa ra một quyết định hết sức đau lòng là chấp nhận để cho người khác nuôi con mình. Do muốn con gái có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được đến trường như bao đứa trẻ khác, đặc biệt là không bị người đời ghẻ lạnh khi có người mẹ bị mắc bệnh hủi. Kể từ đó đến nay đã 50 năm trôi qua, bà vẫn ở tại nơi đây, mong mỏi hình bóng quen thuộc.

Đôi mắt đượm buồn của bà Sợi khi nhắc tới phận đời hẩm hiu của mình.

Ước nguyện nhỏ nhoi lúc xế chiều

Bà Sợi cho hay, hồi xưa tại trại phong này, có 10 ông bà cùng mắc chung căn bệnh quái ác cùng nhau nương tựa. Bà là người đầu tiên bước chân tới đây, khi dãy nhà mới xây khang trang nhưng không một bóng người dám tới gần. Rồi theo thời gian mọi người cũng được con cháu đưa về phụng dưỡng và giờ chỉ còn mình bà cùng 1 con chó là người thân duy nhất.

Gần một đời người sống quen cảnh đìu hiu, cô quạnh. Điều bà lo lắng nhất bây giờ không phải là thiếu cái ăn cái mặc mà chính là mất con chó yêu quý, đã được nuôi nấng suốt 5 năm qua. Đầu tiên, là bà nuôi chó mẹ, sau đó nó đẻ ra 6 con chó con. Khi bà đi có việc, chó mẹ bị người dân đánh bả chết, bà thương đàn chó con không nơi nương tựa rất giống hoàn cảnh của mình lúc này. Nên bà đã chăm sóc ngày đêm, chúng lớn nhanh như thổi song cũng bị mất dần dần, nay chỉ còn 1 con duy nhất.

Trại phong đá Bạc

Nó chẳng những là người bạn trung thành của bà, lắng nghe tâm sự mọi lúc mọi nơi mà còn là người thân duy nhất của bà tại nơi đây. Bà ăn gì nó ăn nấy, bà đi đâu sẽ nhốt lại cẩn thận và vô cùng nhớ thương. Nhắc tới chuyện, có nhiều người quan tâm đến trại phong bỏ hoang này, bà Sợi nở nụ cười rạng rỡ và nói, thỉnh thoảng cũng có vài đoàn người kéo đến đây thăm hỏi bà, bà cảm thấy rất vui và hạnh phúc lắm rồi. Đến tuổi xế chiều, bà chẳng mong gì hơn, chỉ mong đến lúc chết sẽ được chính quyền và người dân chôn cất một cách cẩn thận, đừng để bà nơi núi rừng hoang vu.

Nhắc đến lý do bà không muốn đến ở các trại phong khác là nơi đây bà coi như quê hương thứ 2 của mình, với lại còn ở lại hương khói cho những người bạn, những người bệnh nhận từng ở trại phong đã chết, được chôn cất trên ngọn đồi. Bà đi rồi không ai hương khỏi, lạnh lẽo, côi cút biết bao.

Những bữa cơm trống vắng hiu quạnh nhưng rồi bà cũng đã quen.

Còn cuộc sống hiện tại của bà dù không có người thăm nuôi nhưng nhà nước hàng tháng vẫn hộ trợ 700 ngàn đồng/tháng. Đồng thời, sức khỏe của bà cũng không đáng lo ngại, vẫn có thể tăng gia sản xuất, bán rau, bán gà lấy tiền để cải thiện bữa cơm hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *