Chủ Boheme Bùi Viện tuyên bố ‘đuổi thẳng cổ khách Bắc’: “Người thượng đẳng chỉ nên sống trên vùng đất thượng đẳng của mình”

Chủ bar Boheme Bùi Viện gây tranh cãi khi tuyên bố “đuổi thẳng cổ” khách Bắc: “Người thượng đẳng chỉ nên sống trên vùng đất thượng đẳng của mình”

Với giới trẻ Sài Gòn, cái tên Boheme chắc chắn không còn xa lạ gì. Đây là tụ điểm mà nhiều người trẻ lui tới vì có đồ uống ngon, nhạc hay, lại rất đông trai xinh gái đẹp dập dìu mỗi tối

Tuy nhiên mới đây nhất, cộng đồng mạng đã nảy ra nhiều luồng tranh cãi khác nhau khi anh K.N.T – người được cho là chủ của Boheme có một bài chia sẻ khá dài trên Facebook cá nhân xoay quanh chủ đề bài trừ văn hoá và ý thức thấp kém của một số bộ phận khách hàng đến từ một vùng miền cụ thể.

Chi tiết hơn, theo nội dung dòng trạng thái mà người này đăng tải, Boheme sẽ dán thêm biển cấm những người sử dụng giọng Bắc gồm các “khẩu hiệu” truyền thống đặc trưng mà đa phần là tục (từ ngữ đã được giảm nhẹ so với bài đăng gốc)

Cụm từ có tính phân biệt vùng miền này được lặp đi lặp lại rất nhiều trong bài đăng với hàm ý tiêu cực, gay gắt, nặng nề. Dù đã nói rõ không phân biệt vùng miền mà chỉ bài trừ những người có ý thức kém và vẫn chào đón những người nhã nhặn, lịch sự, vui vẻ nhưng không thể phủ nhận những dòng chữ trong bài đăng gốc vẫn rất nhạy cảm, đụng chạm, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi đọc vào ngay cả khi không thuộc vào nhóm bị nhắc đến.

Bên cạnh việc cấm những người nói năng thiếu lịch sự như trên vào club, anh K.N.T còn lên tiếng khẳng định từ giờ sẽ không tiếp những người có phong cách ăn mặc với những đặc trưng như đầu cắt moi, nón G. fake, quần B. fake, dép lào

Không thể phủ nhận việc cương quyết không chào đón những khách hàng cư xử chưa đúng mực, ảnh hưởng đến văn hoá, không khí chung của tụ điểm là một hành động cần thiết.

Chủ quan Boheme

Tuy nhiên chính cách quy chụp người dân, quy chụp giọng nói/ ngôn ngữ đặc trưng của một vùng miền lại khiến nhiều người cảm thấy lấn cấn không thể tuyệt đối ủng hộ. Thậm chí còn muốn phản kháng lại để không xảy ra những suy nghĩ lệch lạc, hiểu lầm đáng tiếc

Chưa hết, việc bài trừ những người có cách ăn mặc theo những chuẩn mực mơ hồ, cảm tính cũng được xem là nhạy cảm, không công bằng, mang tính chủ quan và vô tình làm tổn thương đến người khác.

Thậm chí chủ bar còn kết thúc bài viết của mình bằng một câu cực gắt: “Người ‘thượng đẳng’ thì chỉ nên sống trên vùng ‘đất thượng đẳng’ của mình, đừng nên đi đâu cả!”.

Có rất nhiều cách để thể hiện sự đanh thép, quy củ trong việc quản lí và phục vụ khách hàng, tuy nhiên cách mà đại diện của Boheme đang sử dụng lại đang rất thiếu tinh tế. Những câu chữ trên không những không khiến người ta cảm thấy thông cảm mà còn gián tiếp tạo ra sự ác cảm cho tụ điểm, đồng thời làm nhiều khách hàng tiềm năng phải chùn chân ngay cả khi chưa từng đặt chân đến.

Sau nhiều tiếng được đăng tải, bài đăng trên vẫn đang nhận về rất nhiều bình luận trái chiều.

– Boheme là pub chỉ tiếp khách trên 18 tuổi, vậy mà hầu như khách vô Boheme giờ toàn chưa đủ 18 tuổi. Vậy xin hỏi cách quản lý của các bạn ra sao, hay đưa ra luật cho có rồi để đó thôi. Chủ quán nói thì hay mà làm thì chẳng ra gì, nên trách mình chứ chả trách ai được. Đúng luật đề ra mà làm thì mọi chuyện đã khác!

– Bohem cấm đi dép lê vào quán nhưng rất nhiều lần mình nghe được những câu nói “yên tâm cứ đi, tao quen anh T chắn chắn được vào” và đúng vậy, họ vào một cách bình thường như không có gì. Boheme lại sai rồi.

– Boheme cấm đọc thơ, múa quạt trong quán. Rất nhiều người chơi cố tình đọc thơ rất to lặp đi lặp lại nhiều lần, bị nhắc nhở rồi lại tiếp tục cũng không ai nói gì. Người ta nói “kệ đi quen rồi ông Th không nói đâu”. Boheme có đúng không vậy?

– Boheme quy định tới sau phải camp bàn. Vậy mà người tới sau ra nịnh chủ quán vài ba câu chủ quán xếp bàn cho vào luôn mặc người tới trước ngồi chờ. Vậy xin hỏi với nhiêu đó thì văn hoá của chủ quán để đâu mà nói người khác không ra gì vậy?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *