Chồng đi làm xa gửi về 20 triệu, mẹ bỉm tiêu dè trong 7 tháng vẫn bị mắng hoang

Có đọc những dòng bình luận dưới bài viết mới thấy, không chỉ có bà mẹ này rơi vào tình trạng bị chồng chê hoang phí, không biết chi tiêu. Nhiều chị em cũng cùng cảnh ngộ, dù cố gắng tiết kiệm lắm rồi nhưng chồng vẫn hỏi tiền đi đâu.

Tiết kiệm là điều ai cũng biết tốt, ai cũng muốn làm nhưng không phải ai cũng thực hiện được.

Bước chân vào cuộc sống hôn nhân là biết bao điều mới mẻ. Sau khi có con, các cặp vợ chồng trẻ càng thêm bộn bề với những khoản chi tiêu. Chia sẻ trên một hội nhóm đông thành viên, bà mẹ bỉm sữa có nick facebook G.X.R cho biết mình đang ở nhà chăm con nhỏ và buôn bán kiếm đồng ra, đồng vào. Chồng cô đi làm xa, trước đây có gửi về 20 triệu cho vợ con và khi biết rằng vợ mình đã tiêu hết trong vòng 7 tháng liền mắng vợ hoang phí, không biết chi tiêu.

Không biết giải thích sao cho chồng hiểu, bà mẹ trẻ trải lòng tâm sự với hội chị em.

“Chồng đi làm xa gửi 20 triệu, mọi người tiêu được mấy tháng?

Em thì có con nhỏ, thuốc thang rồi tiền đám, đủ các thứ tiền sinh hoạt. Em tiêu được 7 tháng mà chồng kêu xài tiền phung phí, gửi ngần ấy tiền mà dùng cũng không đủ. Đấy là chưa kể lâu lâu ông ấy đi làm về, tiền xe đi lại, đ.a.u ốm cũng lấy tiền này ra mà mua thuốc. Em thì chẳng dám mua gì vậy mà chồng cứ hỏi tiền đâu, tiêu hết rồi à. Em bất lực lắm. Mọi người cho em xin ý kiến, 20 triệu thì tiêu được bao lâu với. Em thì vẫn buôn bán thêm ạ”.

Chi tiêu gia đình khó có thể lấy một con số nào ra làm mốc vì tùy thuộc vào điều kiện tài chính, nơi sinh sống… mà mỗi nhà sẽ có con số khác nhau. Tuy chưa biết bà mẹ này sống ở đâu nhưng một điều tất cả người đọc đều thống nhất chính là khâm phục khả năng chi tiêu của một mẹ bỉm.

“20 triệu mà dùng trong 7 tháng là bạn siêu đấy, chứ 1 tháng nhà tớ tiêu cho mỗi 3 mẹ con tiền ăn học với linh tinh hết hơn chục rồi. Chẳng hiểu nghĩ gì mà 20 triệu tiêu 7 tháng còn bảo ăn học với linh tinh hết hơn chục rồi. Chẳng hiểu nghĩ gì mà 20 triệu tiêu 7 tháng còn bảo hoang”

Trái với thái độ mắng vợ hoang của anh chồng, “hội tay hòm chìa khóa” còn thi nhau xin bí quyết chi tiêu 20 triệu trong 7 tháng.

Có đọc những dòng bình luận dưới bài viết mới thấy, không chỉ có bà mẹ này rơi vào tình trạng bị chồng chê hoang phí, không biết chi tiêu. Nhiều chị em cũng cùng cảnh ngộ, dù cố gắng tiết kiệm lắm rồi nhưng chồng vẫn hỏi tiền đi đâu
ư bạn. Nhiều lúc uất ức lắm. Mua gì mình cũng ghi vào hết, đến tiền đi chợ gửi xe mình cũng ghi. Đến cuối tháng mình đưa cho đọc, ổng tròn mắt luôn. Từ đấy ít ý kiến hẳn”.

“Ôi các lão ấy không cầm tiền đi chi từng khoản một nên không biết tốn kém thế nào đâu, nhất là khi nhà có con nhỏ. Mẹ nó cứ bảo lão ấy cầm thử tiền chi tiêu một tháng xem, hoặc tiêu gì ghi hết vào để lão biết mình đã phải khổ sở tiết kiệm thế nào. Trước thằng em mình cũng hạch sách vợ nó thế đấy. Mình biết chuyện chỉ nói 1 câu: “Thách mày cầm chỗ tiền ấy mà lo được cho cả gia đình trong 1 tháng như vợ đấy”.”

Bên cạnh những bình luận xin chia sẻ bí quyết tiết kiệm, có chị em còn hài hước trêu: “20 triệu phải dùng được 4 năm í mẹ nó ơi. Cứ cho con uống nước thay sữa, bỉm đóng bằng quần áo cũ, quần áo giặt với nước lã, ăn cơm chấm chút muối, bắt đom đóm làm đèn, múc nước từ ao hồ…

Nuôi con nhỏ 20 triệu 7 tháng còn kêu nữa thì không biết chồng mẹ nó muốn thế nào.”

Để chi tiêu hợp lý, điều đầu tiên các cặp vợ chồng cần làm chính là cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc đi đến thống nhất, giúp cả hai cùng hiểu được những nhu cầu thiết yếu để duy trì sinh hoạt cho gia đình. Ngân sách chi tiêu nên được lập cụ thể cho hàng tháng, để dễ bề kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả. Với mỗi mức thu nhập và điều kiện gia đình mà sẽ phân bổ nguồn thu vào các khoản theo tỷ lệ khác nhau.

Sau khi đã lập được ngân sách chi tiêu, sẽ rất cần thiết khi bạn ghi chép lại các khoản thu chi trong ngày và tổng kết lại theo hàng tháng, hàng tuần. Việc này không chỉ giúp bạn biết đồng tiền của mình “đi” đâu mà còn giúp bản thân nhanh chóng điều chỉnh khi việc chi tiêu bị bất hợp lý.

Để tiết kiệm hiệu quả hơn, chị em có thể áp dụng những mẹo nhỏ như: chỉ mua sắm khi thật cần thiết; lên danh sách trước khi đi siêu thị, chợ thay vì đi theo hứng; áng chừng những thứ cần mua và mang số tiền vừa đủ, tránh việc mua sắm quá đà… Thay vì việc ăn hàng quán, hãy tự chuẩn bị đồ ăn tại nhà để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm được kha khá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *