Bố mẹ tích cực nói 9 câu này để con nghe lời

Con cần nhớ điều gì?

Thay vì lo lắng: “Con phải cận thận khi chơi ở công viên”, bố mẹ hãy thử: “Con cần nhớ điều gì khi chơi ở công viên?”

Trẻ thường bỏ qua, không lắng nghe khi bố/mẹ nói đi nói lại, căn dặn chúng điều gì đó. Vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ bằng việc yêu cầu chúng nêu lại các việc quan trọng cần làm. Hoặc phụ huynh cung cấp cho trẻ thông tin chi tiết, cụ thể về những gì mình muốn.

Con có thể nói nhẹ nhàng

Thay vì tức giận: “Đừng la hét nữa”, bố mẹ có thể thử: “Con có thể nói nhẹ nhàng để bố/mẹ nghe rõ con muốn gì”.

Một số trẻ thường la hét và nói to hơn những trẻ khác. Bởi thế, phụ huynh nên giúp trẻ sử dụng cách nói nhẹ nhàng để bày tỏ mong muốn và được lắng nghe.

Con muốn tự làm một mình hay muốn bố/mẹ giúp?

Thay vì khó chịu: “Bố/mẹ nhắc con nhiều lần lắm rồi, hãy đi giày vào ngay”. Bố mẹ có thể nói: “Đến giờ rồi, con muốn tự đi giày hay muốn bố/mẹ giúp?”

Nhiều trẻ phản ứng tốt hơn khi được lựa chọn. Phụ huynh hãy dành cho con sự lựa chọn và kỹ năng tư duy hơn là khiến con khó chịu và muốn bỏ cuộc.

Con học được gì từ sai lầm đó?

Thay vì nói: “Bố/mẹ xấu hổ vì con”, bố mẹ hãy thử: “Con học được gì và muốn làm gì khác sau sai lầm này?”

Nên giúp trẻ có động lực thay đổi sai lầm mắc phải và làm điều đúng đắn trong tương lai. Bởi vậy, phụ huynh không nên tập trung vào việc làm sai hay nỗi xấu hổ của trẻ.

Chúng ta cùng “chạy đua”

Thay vì giục giã: “Nhanh lên không muộn”, bố mẹ hãy thử: “Chúng ta cùng chạy đua xem có thể nhanh tới mức nào con nhé”

Phụ huynh có thể thử một “liều thuốc” nhẹ nhàng để tạo sự nhanh nhẹn cho trẻ mà không phải vội vàng, căng thẳng.

Hãy thêm món đồ đó vào quà sinh nhật của con

Thay vì từ chối: “Bố/mẹ đã nói không có tiền mua món đồ chơi đó”, bố mẹ hãy thử: “Chúng ta sẽ mua nhưng không phải bây giờ. Con hãy thêm món đồ chơi đó vào danh sách quà sinh nhật của mình”.

Không cần phải “đổ lỗi” cho tài chính mà hãy tạo cảm giác “khan hiếm” cho con, chẳng hạn như đó sẽ là một món quà sinh nhật hoặc một món quà được mua từ việc tiết kiệm tiền tiêu vặt.

Bố/mẹ cần con…

Thay vì yêu cầu: “Con không được làm thế”, bố mẹ có thể thử: “Bố/mẹ cần con vuốt ve chú cún một cách nhẹ nhàng. Làm vậy cún cưng mới muốn bên cạnh con lâu hơn”.

Thay vì yêu cầu như một cách cấm đoán, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cụ thể, để trẻ hiểu điều chúng nên làm, cũng là theo cách bạn muốn.

Bố/mẹ ở đây nếu con cần:

Thay vì đề nghị: “Con nín ngay, đừng có khóc nữa”, bố mẹ hãy thử: “Con đang buồn chuyện gì? Bố/mẹ ở đây nếu con cần”.

Trẻ sẽ phản ứng tốt khi phụ huynh không gây áp lực cho chúng, không buộc chúng phải cố gắng chế ngự ngay cảm xúc của mình. Trẻ sẽ sớm thoát khỏi nỗi buồn nếu có nhận được sự ân cần từ bố mẹ.

Bố/mẹ luôn yêu thương con

Thay vì nói: “Không ai muốn yêu thương con khi con hành động như thế”, bố mẹ hãy thử: “Bố/mẹ luôn yêu thương con, nhưng bố/mẹ muốn con biết hành động của con là sai. Con cần hỏi bố/mẹ trước khi làm điều đó”.

Tình yêu thương phụ huynh dành cho trẻ là vô điều kiện. Hãy để trẻ hiểu chúng được yêu thương bằng cả trái tim dù chuyện gì xảy ra. Điều quan trọng là trẻ nhận ra hành động sai và sửa lỗi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *