Chỉ những ai bị tĩnh điện mới thấy nỗi khổ “giật tung tóe” vào mùa đông phiền phức và đau đớn tới mức nào.
Có lẽ đối với nhiều người việc thỉnh thoảng bị tĩnh điện và giật nhẹ mỗi khi chạm vào đồ vật bên cạnh là một thú vui khá hay ho và tiêu khiển. Thế nhưng ít ai biết rằng đây lại là triệu chứng của căn bệnh tĩnh điện khá nghiêm trọng và cũng rất hiếm người mắc phải. Thay vì thỉnh thoảng mới bị một lần thì những người mắc phải “bệnh” này sẽ phải chịu cảnh sống chung với điện giật 24/7, nhất là vào mùa đông khi đồ len, đồ bông lên ngôi.
Bị tĩnh điện, cô gái trẻ “giật khắp người” phải cách ly chồng con
Tưởng rằng đây chỉ là một hiện tượng phản ứng của tự nhiên khi ma sát da với một đồ vật bị nhiễm điện thế nhưng rất nhiều người lại phải chịu cảnh sống chung với “căn bệnh” kì lạ này. Cụ thể, một cô gái trẻ tâm sự rằng về căn bệnh của mình rằng:
“Khi tao viết những dòng chữ này, quả thật tao giận lắm các mày ạ. Có ai ở trong này mùa đông bị nhiễm tĩnh điện như tao không? Khổ không tả nổi luôn ý. Tao thích mùa đông, trừ mỗi việc bị điện giật liên tục. 1 ngày tao bị giật vài chục lần, đến độ ăn không ngon ngủ không yên, sống lầm lũi 1 mình tránh xa đồng loại. Hễ ai động vào là tao lại bị giật nhảy cẫng lên. Đắp cái chăn cũng bị điện giật lẹt đẹt. Chồng con tao có lỡ chạm tay vào người tao là tao lại bị giật.
Khổ thân, yêu gia đình lắm nhưng mùa đông đến tao luôn phải cảnh giác với họ. Con tao lại gần là tao né “tránh xa mẹ ra!”, “đừng động vào mẹ!” làm nó cũng buồn. Vợ chồng đụng chạm nhau cũng bị giật nên mùa đông tao nằm 1 mình 1 nơi để không ai vô tình chạm vào tao cả….
Nhận tiền thừa từ người bán hàng cũng bị giật. Cầm đồ nấu ăn cũng giật. Nhờ con lấy cho đôi tất mà tay không chạm vào cái tất cũng giật. Đêm nằm ngủ khẽ cựa mình cũng bị giật nhấc người. Ban đêm tĩnh điện nó không chỉ phát ra tiếng lẹt đẹt mà còn phát sáng nữa. Con tao ngày bé thích lắm, toàn bám theo tao để trêu cho tao sợ dúm đít vào thôi. Giờ nó lớn rồi nên không cố ý nữa nhưng 1 ngày cũng vô tình làm tao bị giật vài lần.
Buổi đêm đi vệ sinh thò chân xuống giường là chân phát sáng xanh lè luôn. Ban đầu còn sợ nhưng mãi cũng quen. Ban ngày, tao sợ nhất là chạm vào cổng, cánh cửa vì mấy cái đó giật đau nhất. Lắm hôm đi chợ về quên không phòng bị đưa tay mở cánh cổng là nó giật cho rơi hết đồ. Tao khổ tâm lắm. Lên mạng tìm đọc thì chỉ thấy mấy lời khuyên như đeo kim loại, mang theo chùm chìa khóa, hạn chế mặc đồ len… nhưng không ăn thua các mày ạ.
Mùa đông không mặc đồ bông, len thì mặc cái gì?! Để tạm thời, tao đeo găng tay cao su gần như mọi lúc có thể. Không bị điện giật và có thể chạm vào người khác nhưng găng tay nó bó sát vào tay rất đau và bí, rồi điện nó không thoát ra được nó cứ “cắn lâm râm” trong người ý. Huhu. Các mày đã đi xung điện phục hồi chức năng bao giờ chưa? Đấy! Nó lâm râm điện giật trong người y như thế.
Rồi có 1 cách là đi chân đất. 1 dạng nối đất của các thiết bị điện ý thì ít bị tĩnh điện hơn nhưng mùa đông đi chân đất buốt lắm. Tao đang nghĩ chỉ có mỗi 1 cách là đeo vào cổ chân 1 cái dây kim loại dài chạm đất (kiểu như dây xích nối đất ở mấy cái xe bồn chở xăng ý. Nhưng làm người ai làm thế, giống chó bỏ xừ ra, chưa kể mắc vào đâu lại ngã.
Tao đang giận lắm, chả biết làm sao để thoát khỏi cái cảnh tĩnh điện này. Vừa viết những dòng này tao vừa phải ngó nghiêng đề phòng con tao, sợ nó vô tình chạm vào người. Huhu. Các mày có cách nào khả thi và hiệu quả chỉ tao với. Ảnh này là con gái tao chụp vào trưa nay. Tao ngủ trưa các mày ạ. Nó không ngủ được, cũng không dám động vào tao, chỉ ngồi nhìn rồi chụp ảnh”.
Nhiều người cứ cho rằng khi bị giật sẽ thấy rất vui và tỏ ra thích thú nhưng phải công nhận rằng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, không có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ một ngày bị giật trên dưới chục lần, chưa kể còn phải cách ly chồng con. Mình thấy đau một thì chắc chắn người đối diện cũng phải đau gấp hai, gấp ba lần. Tuy rằng có nhiều phương pháp trị liệu tạm thời nhưng rồi căn bệnh này sẽ dai dẳng hết đời và làm phiền họ vào mỗi khi mùa đông đến.
Nỗi khổ tâm chỉ những người bị tĩnh điện mới hiểu
Bị điện giật không những tự làm đau bản thân mình mà kèm theo đó là nỗi khổ chẳng biết kêu ca với ai. Đôi khi đó còn là cảm giác “lạc loài” và tách biệt với thế giới bởi một khi bị gọi là bệnh thì chắc chắn nhiều người sẽ đề phòng và xa lánh. Chưa kể họ vô tình làm đau những người khác cũng mang theo cảm giác tội lỗi lắm chứ. Đấy, phải là những người bị tĩnh điện mới thấu hiểu cảm giác trở thành người đặc biệt nó áp lực tới nhường nào.
Cô gái trong câu chuyện chia sẻ kia may mắn là đã có gia đình nhưng khi mùa đông đến thì dù có hay không cũng vẫn chỉ là một bà mẹ “cô đơn” chẳng dám chạm vào con, đụng vào chồng thì mới thấy căn bệnh này thực sự nguy hiểm rồi đấy. Nhưng trong cái rủi còn có cái may, không chỉ mình cô gái này mắc phải căn bệnh tĩnh điện mà rất nhiều “đồng môn” khác cũng gặp phải trường hợp tương tự. Vậy là bà mẹ “siêu nhân” chẳng còn thấy cô đơn nữa rồi.
Cộng đồng mạng chia sẻ: “Nỗi ám ảnh đáng sợ nhất”
Hóa ra không chỉ riêng mình “chủ thớt” mới bị tĩnh điện mà nhiều cư dân mạng cũng rất đồng cảm khi chia sẻ về căn bệnh quái ác này của mình. Nhiều người khẳng định một khi đã bị giật thì sẽ rất đau và luôn tự tránh xa “loài người”, để tránh ảnh hưởng cho mình và cả cho những “nạn nhân” tiếp xúc. Thế nhưng cũng có ý kiến thì lại tỏ ra khoái chí và thích thú vì lâu lâu mới bị một lần, cảm giác điện giật cũng rất hay ho mà chỉ có mùa đông mới được trải nghiệm.
Chỉ nghĩ đến cảm giác bị giật thôi cũng đã thấy đau vô cùng mà “chủ thớt” còn bị từ mùa đông này qua mùa đông khác mới thấy sự nỗ lực và mạnh mẽ của cô gái ấy quả thực rất đáng khâm phục. Còn bạn, bạn có bao giờ bị tĩnh điện vào mùa đông và giật nảy người như “chủ thớt” không?
Bệnh tĩnh điện là gì và nguyên nhân lý giải hiện tượng bị điện giật “tanh tách” vào mùa đông
Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu, không chỉ trong đời sống hàng ngày mà nó còn là một căn bệnh xảy ra đối với con người.
Thông thường, những người bị tĩnh điện khi chạm vào một vật hoặc người dẫn điện sẽ xảy ra hiện tượng bị giật “tanh tách”, đặc biệt xuất hiện vào mùa đông.
Một số người bị nặng hơn còn xuất hiện thêm cả tia sáng xanh như điện giật.
Theo GS Michael Richmond, hiện tượng tĩnh điện đa số xảy ra ở mùa đông vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng.
Vì vậy nên khi nhiệt độ cao hơn thì hiện tượng tĩnh điện cũng ít gặp hơn nhất là trong mùa hè.