3 chiến thuật bóng chuyền “đỉnh cao” : Đội bóng chuyên nghiệp nào cũng áp dụng khi muốn thắng

Bên cạnh kỹ năng và tinh thần thi đấu của mỗi thành viên trong đội bóng, chiến thuật đóng vai trò quan trọng góp phần vào chiến thắng trong mỗi trận đấu.

Vậy chiến thuật bóng chuyền là gì? Đóng vai trò như thế nào trong mỗi trận đấu?

Chiến thuật trong bóng chuyền được hiểu là một loại hình tác chiến có chủ đích từ trước trận đấu, nhận được thống nhất của toàn đội, dưới sự chỉ đạo của huấn luận viên. Bao gồm việc lựa chọn đội hình, vị trí và chiến lược thi đấu của từng thành viên hoặc cả đội.

Dưới đây là những sơ đồ chiến thuật đỉnh cao, được áp dụng hầu hết trong các trận đấu chuyên nghiệp.

Sơ đồ chiến thuật bóng chuyền

1.Chiến thuật đội hình 4-2

Đây là đội hình được áp dụng nhiều nhất hầu hết trong các trận thi đấu bóng chuyền. Đội hình 4-2 sẽ gồm có 4 tay đập và 2 cây chuyền. Vị trí chuyền 2 thường ở giữa sân hoặc hàng trên bên phải. Kết hợp với hai vị trí của chuyền 2 là 2 tay đập giỏi nhất đội để nhận đường chuyền bóng từ họ.

Hai tay tập còn lại sẽ di chuyển khi cần thiết để tạo thế bóng đẹp nhất. Chuyền 2 sẽ đứng đối diện và thay đổi vị trí trong lần quay vòng đội hình.

Ưu điểm của đội hình 4-2 đó là sự cân đối, cầu trước và cầu sau luôn có chuyền 2 và 2 tay đập sẽ giúp đội hình không bị loạn trong quá trình thi đấu, thuận lợi cho những người mới bắt đầu chơi bóng chuyền hoặc những người chơi nghiệp dư.

Không những thế vị trí chuyền 2 của đội hình 4-2 ở giữa cầu trên nên có lợi thế có thể tấn công, nhảy lên đập bóng bất ngờ khiến đối phương khó phản công.

Tuy nhiên điểm yếu của chiến thuật đội hình 4-2 đó là chỉ có 2 tay đập đồng nghĩa với khả năng tấn công sẽ không đa dạng.

2.Chiến thuật 5 – 1 trong bóng chuyền

Trong đội hình 5-1 sẽ có 5 cầu thủ là tay đập và chỉ có 1 chuyền hai. Nếu chuyền 2 ở cầu dưới thì 3 tay đập sẽ ở cầu trên. Khi chuyền 2 nằm ở hàng trên thì chỉ có 2 tay đập.

Chủ công sẽ đứng đối diện với người chuyền 2 trong vòng quay. Đây chính là phương án tấn công thứ ba phòng trường hợp chuyền 2 không về kịp.

Với đội hình 5-1, đối thủ sẽ rất khó tấn công theo 3 hướng tuy nhiên muốn vận hành tốt sơ đồ chiến thuật này thì đội hình cần có 1 chuyền 2 cực tốt, biết làm bóng cho các tay công,.

3. Chiến thuật đội hình 6 – 2

Nghe có vẻ vô lý vì trong sơ đồ chiến thuật một đội bóng chuyền chỉ có 6 người. Thực tế đội hình 6-2 thì tất cả 6 cầu thủ đều là tay công và trong số đó 2 tay công sẽ phải đảm nhiệm cả vai trò của chuyền 2. Cách sắp xếp gần tương tự như đội hình 4-2.

Đội hình 6-2 mở động gồm 2 chuyền 2, sử dụng chiến thuật cá nhân để nâng hàng 2 tay đập giữa và 2 tay đập biên.

Khi đỡ quả phát bóng và tấn công cầu thủ có vai trò chuyền hai ở cầu sau sẽ di chuyển lên phía trước. 5 cầu thủ còn lại trong đội hình sẽ đỡ bước 1 và chuyền cho chuyền hai. Tiếp đó chuyền 2 làm bóng cho 3 vị trí ở trên là phụ công, chủ công và cầu thủ đảm nhận vai trò chuyền 2 đang ở phía trên. Trong sơ đồ chiến thuật 6-2 này luôn có 3 tay công sẵn sàng đập bóng.

Có thể thấy chiến thuật bóng chuyền chính là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng chiến thắng của 1 đội bóng. Do đó mỗi đội hình cần xây dựng cho mình 1 chiến thuật phù hợp để có thể phát huy tối đa điểm mạnh của mỗi cầu thủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *