Đúng hay Sai: Đã đến lúc bố mẹ nên từ bỏ quan điểm giáo dục con lỗi thời!

Giáo dục tại Việt Nam luôn là vấn đề đã và đang được tranh cãi nhiều nhất bởi nhiều cách suy nghĩ cũng như phương pháp giảng dạy còn cổ hủ, xưa cũ, chưa bắt kịp với những phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay.

Mỗi thời đại là một thế giới khác nhau. Không thể áp đặt những tiêu chuẩn , quy tắc của thời đại này cho thời đại khác đồng nghĩa với việc không thể mãi dạy con theo những phương thức truyền thống: bố mẹ dạy ta thế nào, ta dạy con ta thế ấy. Vì vậy tìm kiếm những phương thức mới “hợp thời” để giáo dục con là lựa chọn tất yếu.

Dưới đây là một số quan điểm giáo dục lỗi thời mà đa số các bậc cha mẹ đang mắc phải. Mọi người cùng tham khảo:

1. Phải nghe lời người lớn vì người lớn luôn đúng

Người lớn không phải lúc nào cũng luôn đúng

Sự vâng lời và tôn trọng người lớn tuổi là những nguyên tắc ăn sâu trong tiềm thức của những đứa trẻ. Đổi lại, chúng sẽ lớn lên và học được đâu là lịch sự và cư xử tốt. Tuy nhiên, người lớn tuổi không phải lúc nào cũng biết rõ hơn. Hãy nói cho con bạn biết rằng những người lớn tuổi không còn ý nghĩa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi những kỹ năng tư duy phê phán quan trọng hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tuổi tác không đồng nghĩa với sự duyên dáng hay tốt bụng. Hãy để con bạn biết rằng nếu người lớn tuổi đối xử với họ một cách xúc phạm hoặc đưa ra những yêu cầu không hợp lý thì họ có quyền đứng lên cho chính mình.

Thay vì dạy con bạn tự động tôn kính những người lớn tuổi, tại sao không dạy con rằng sự tôn trọng cơ bản phải có từ hai phía, bất kể tuổi tác?

2. Con hãy còn nhỏ để dạy về giới tính tìɴh ɗục

Vấn đề ????iáo ????ục ????iới ????ính là đề tài ít được nhắc tới tại các gia đình Việt Nam. Các bố mẹ Việt coi đó là vấn đề “3 không”: Không nên nói, không được nói và không biết phải nói thế nào. Nhiều khi các bố mẹ lại đổ lỗi cho con mình còn quá nhỏ để ????iáo ????ục ????iới ????ính.

Trước đây, việc ????iáo ????ục ????iới ????ính chỉ đơn thuần là những lời đe nẹt “con gái phải biết giữ mình” hay “chữ ????rinh đáng giá nghìn vàng”. Những kiến thức về tìɴh ɗục hầu như không được nhắc đến. Ông bà ta coi tìɴh ɗục là chuyện bản năng như “trăng đến rằm thì tròn”. Khi không tiếp cận được nguồn kiến thức chính thống từ phía gia đình và nhà trường, con trẻ buộc phải tìm đến những “quân sư quạt mo”, tức bạn bè hoặc anh chị, những người từng trải. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ những người này thường đa dạng, không có cơ sở khoa học và dễ gây hiểu nhầm.

Giới tính luôn là một câu chuyện thật khó mở lời. Cha mẹ luôn bối rối không biết phải chia sẻ điều đó với con ở thời điểm đó như thế nào, theo cách như thế nào mới là tốt nhất. Nhưng nếu bạn không nói về điều này sớm hơn thì có lẽ bạn phải nói về điều đó sau khi nó xảy ra. Dạy con những kiến thức cơ bản ngay từ khi còn nhỏ, học cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân, đối phó với các ????ạm ????ẫy và chịu trách nhiệm với bất cứ hành động nào của mình cũng cần phải có quá trình và kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn phát triển của con.

3. Con phải học giỏi thì sau này mới thành công

Đừng tạo áp lực học hành cho con

Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng việc học hành quyết định tất cả đến tương lai của con. Con phải học thật giỏi, thi đỗ vào trường này trường kia thì sau này con mới có công việc như mớ ước, thành đạt và hạnh phúc. Thực sự thì đây là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình.

Suy nghĩ và cách giáo dục của ta khiến con trẻ cảm thấy chỉ cần học giỏi là đủ và không cần quan tâm đến người khác cũng như những lễ nghĩ cư xử trong xã hội. Nếu cứ tiếp tục lối mòn giáo dục này trẻ thậm chí còn có những suy nghĩ lệch lạc tới mức là giỏi là có quyền và coi thường hay không chơi với những trẻ kém cỏi hơn mình.

Ngày nay, bất cứ sở thích nào cũng có thể trở thành nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân là một trong số những thứ quan trọng nhất cho sự nghiệp. Nếu một đứa trẻ không thích học toán nhưng vẽ giỏi, chúng ta có thể khuyến khích chúng theo đuổi đam mê thay vì thuê giáo viên, gia sư dạy toán cho chúng.

4. Con là “cục vàng” của bố mẹ

Con cái là tài sản lớn nhất của người làm cha làm mẹ. Nhiều bố mẹ vì thương con quá mức mà cứ mãi bao bọc, che chở con, cứ nghĩ con mãi là đứa trẻ nhỏ trong vòng tay bố mẹ. Có nhiều ông bố bà mẹ thậm chí còn không dám buông tay con để con thỏa sức chơi đùa ngoài vòng tay bố mẹ. Sợ để con ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của con vì lo sợ con sẽ bị ốm hay xảy ra chuyện gì trên đường đi.

Điều này không khác gì “nuôi con trong lồng kính”, lúc nào cũng muốn dành cho trẻ điều kiện lý tưởng nhất để tránh nhiều rủi ro nhất có thể. Cũng chính vì vậy mà khả năng thích nghi cũng như khả năng vượt qua khó khăn của con người Việt Nam rất kém.

Bố mẹ không phải là vệ sĩ để suốt ngày kè kè bên con mình được. Vì vậy, nếu bạn muốn chúng trở nên độc lập, hãy để chúng đưa ra quyết định và tự chăm sóc bản thân trong khả năng của chúng. Khi bạn o bế con quá nhiều, chúng sẽ không thể đối diện với thực tại và chẳng biết cách vượt ra khó khăn.

5. Trẻ con thì biết cái gì ?

“Con còn quá bé để quyết định”, “Người lớn hiểu rõ điều đó hơn con” là những câu mà rất nhiều phụ huynh sử dụng với trẻ. Khi ý kiến thường xuyên bị gạt đi, trẻ sẽ dần cảm thấy bất an và thiếu tự tin vào bản thân.

Do đó, bạn hãy để trẻ lựa chọn và thể hiện ý kiến riêng. Bố mẹ và trẻ có thể cùng thảo luận về từng vấn đề, đây cũng là cơ hội để bạn giải thích kỹ cho con thay vì ra lệnh và cấm cản mà không có lý do.

Giáo dục chính là cái nôi của xã hội. Nếu muốn phát triển một đất nước, muốn thay đổi cả thế giới, việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là nhìn lại nền giáo dục của mình.

Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ xin đừng áp dụng những cách dạy con từ xưa đã lỗi thời, hãy là những bố mẹ thông minh dám thẳng thắn nhìn nhận và từ bỏ những quan điểm giáo dục đã lỗi thời không còn phù hợp với xã hội ngày nay trong việc nuôi dạy con cái. Có như vậy chúng ta mới nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ của chúng ta phát triển một cách toàn diện được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *