Xóᴛ xᴀ hoàn cảnh mẹ vừa sinh xong bị ʟiệt, con chưa một lần bú sữa mẹ, chỉ uống nước cơm qua ngày

Vừa mới sinh xong, chị đã không thể được ở gần con vì không may bị liệt từ mông xuống hai chân, không đi lại được nữa phải chuyển xuống Hà Nội điều trị tiếp. Ở nhà đứa con lớn cứ mỗi đêm về lại nhớ mẹ khóc nức nở, đứa nhỏ thì khát sữa làm lòng người mẹ như lửa đốt.

Hoàn cảnh éo le mà chương trình “Vòng tay nhân ái” nhắc đến là chị Chúc Thị Lìu ở thôn Lũng Khiêng, xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Vì hoàn cảnh gia đình khó khắn nên chị Lìu và anh Chúc Văn San – chồng chị – chẳng có điều kiện để học hành nên không biết chữ.

Cùng quê, cùng hoàn cảnh, hai anh chị sớm bén duyên nhau. Đến giờ, anh chị đã có một cậu con trai 5 tuổi. Vào tháng 8 vừa qua, chị Lìu chuyển dạ sinh con thứ 2 bằng phương pháp siɴh ᴍổ.

Mẹ nằm ʟiệt sau ngày siɴh, con thơ chưa một lần được bú sữa

Theo lời kể của anh San, ngày 16/8, sau khi ᴍổ đ.ẻ, chị Lìu đã bị ʟiệt từ mông xuống hai chân, không đi lại được nữa. Các bác sĩ sau đó chuyển chị lên bệnh viện tỉnh rồi xuống trung ương điều trị. Nhìn vợ nằm trên giường bệnh với gương mặt phờ phạc, đôi chân bất động, anh Chúc Văn San (SN 1995) chỉ biết nắm lấy tay vợ động viên: “Cố lên em”.

Hiện giờ, chị Lìu không thể đi lại được do bị ʟiệt. Ảnh PT

Hàng ngày ở bệnh viện, chị Lìu vật lộn với các bài tập phục hồi chức năng, lòng như ʟửa đốᴛ khi con thơ ở nhà khát sữa mẹ.

Anh San cho hay: “Mấy ngày đầu con mới chào đời, em mang bình sữa đi xin của những người vừa sinh con cùng ở bệnh viện nhưng khi đưa con về nhà không thể xin được nữa. Vợ em thì phải chuyển tuyến xuống Hà Nội, con gửi về nhà ông bà chăm hộ nên không cho con bú được. Từ đó đến nay, con em chưa một lần được bú mẹ, bé uống sữa ngoài song em và gia đình không có tiền mua nên ai thương cho sữa gì dùng sữa đó. Không có thì cho con ăn nước cơm, nước cháo qua bữa”.

Tương lai mờ mịt

Hai vợ chồng là trụ cột gia đình, chị Lìu giờ ʟiệt hai chân không đi lại được, không tự vệ sinh được. Anh San bảo, giờ anh cảm thấy vô cùng hoang mang vì không đi làm được khi phải ở nhà trông vợ. Hai con lại còn quá nhỏ, đứa bé không có tiền mua sữa, con lớn không tiền cho đi học. Ở tình cảnh này, chắc con cũng phải chịu cảnh thất học như anh chị.

Theo xác nhận của địa phương, hoàn cảnh của gia đình chị Lìu thuộc diện nghèo ở địa phương. Vợ chồng anh chị chỉ trông vào ít ruộng.

Căn nhà tuềnh toàng của vợ chồng chị Lìu

“Có ít ruộng để làm mỗi năm thu được 6 – 7 bao thóc đủ ăn cho cả năm là vợ chồng em mừng lắm. Năm nay đợt lũ gần như mấᴛ trắng. Hai vợ chồng em cùng không biết chữ nên không xin đi làm được gì. Khi vợ mang bầu, em tranh thủ xin đi phụ xây. Trước ngày vợ sinh cũng gom được khoảng mấy triệu. Cứ nghĩ số tiền đó lo được cho vợ đi sinh và lo cho con. Giờ vợ em như vậy, em còn hai con nhỏ, con sinh ra không được bú mẹ làm em đᴀu lòng lắm.

Em không đi làm được nên không có bất kỳ khoản thu nhập nào. Vừa rồi để đưa vợ xuống Hà Nội điều trị, em đã phải đi vay mượn khắp nơi mới có vài triệu. Cũng may những ngày ở dưới viện, mọi người biết đến hoàn cảnh hỗ trợ nhiều. Người cho vài đồng, người hỗ trợ bữa cơm nên hai vợ chồng cầm cự được. Khao khát về với con là động lực giúp vợ em cố gắng. Nhưng giờ em chẳng còn đồng nào, làm sao em lo chữa trị được cho vợ thời gian tới đây” – anh San chia sẻ.

Hai con thơ của chị Lìu, đứa nhỏ từ khi sinh ra đã không được bú sữa mẹ. Ảnh GDCC

Chị Lìu đi viện mà lòng như ʟửa đốᴛ vì hai con nhỏ. Ở nhà đứa con lớn cứ mỗi đêm về lại nhớ mẹ khóc nức nở. Mỗi lần nghe người nhà thông báo tình hình như vậy, chị Lìu lại bật khóc, còn anh San chỉ biết kìm nén ɴỗi đᴀu.

Qua 2 tháng điều trị, tình trạng của chị Lìu vẫn còn khá nặng. Bác sĩ nói phải điều trị dài ngày trong khi chồng chị không còn tiền chữa bệnh. Anh San cho hay, điều anh mong mỏi lớn nhất lúc này là làm sao có điều kiện chạy chữa cho vợ đi lại được để chăm sóc con cho anh đi làm kiếm tiền lo cho gia đình. Gia đình đôi bên đều ở cảnh khó, ông bà nội giờ cũng đã có tuổi. Trong lúc này, vợ chồng chị Lìu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người để vượt qua ɴghịch cảɴh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *