Xót xa cảnh “gà trống nuôi con” lại đón Tết ngoài đường của hai bố con bán bọc chân chống tại Hà Nội

Người cha bị hỏng mắt ngày ngày vẫn nheo nhóc địu con rong duổi khắp các phố phường đi đánh giày và bán bọc xe máy mưu sinh kiếm tiền khiến ai chứng kiến cũng ứa nước mắt.

Từ 3 tháng tuổi bé Trang đã theo bố đi ‘kiếm cơm’, 4 năm trôi qua em đã qua biết bao nhiêu con đường, ngõ hẻm và phố lớn. Mẹ mất để lại gánh nặng lên vai người cha vụng về chưa từng có kinh nghiệm chăm con, cứ thế họ nương tựa nhau sống qua ngày.

Những ngày sát Tết nhìn mọi người tất bật sắm đồ rồi sửa soạn nhanh chóng về bên gia đình thì anh Hùng lại trùng lòng xuống vì tủi thân. Suốt quãng thời gian qua chỉ hai người cứ thể thủ thỉ, đưa nhau qua những tháng ngày khó nhọc.

Đôi mắt anh Hùng không còn được rõ như những người khác nên công cuộc mưu sinh chẳng hề đơn giản chút nào. Biết đến câu chuyện của anh, nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến ủng hộ, người thì chiếc xe máy cũ, người thì áo quần cho bé Trang thậm chí có người còn mở lời giúp con anh đến trường. Những lời cảm ơn và niềm vui sướng không giấu nổi trên gương mặt ông bố khiến ai cũng thương nghẹn lòng.

Hai bố con cứ thế đưa nhau đi qua những tháng ngày nhọc nhằn

Có trường học đã nhận con anh, tuy nhiên sức khỏe kém, trường lại cách nơi trọ hơn 20km nên anh đã phải gác lại. Rồi có những cô ngỏ lời giúp đưa con đi học nhưng lại chẳng quen biết nên anh không sẵn sàng giao con, anh muốn đợi đến ngày mạnh khỏe và về quê xin được giấy tờ thì sẽ cho con đi học ở trường công ngay nhà.

Trang như hiểu được hoàn cảnh của nhà mình nên em không đòi hỏi bố bất kì điều gì, con rất thích sách, những ngày vừa qua được mọi người đến tặng trang tô màu con thích vô cùng, cả ngày cứ mở ra tô vẽ, ngồi ngoan bên chiếc bàn gập bé con nói: “Bố yêu ơi, mấy hôm nữa con đi học bố nhá. Đi học vui lắm”.

Bé Trang rất ngoan và hiểu chuyện không bao giờ vòi vĩnh

Trong căn phòng trọ chưa đầy 10m2 ấy hơn 4 năm qua là chốn nương thân duy nhất của bố con anh Hùng, trong phòng không có đồ đạc gì có giá trị ngoài chiếc giường ọp ẹp, những túi đồ mọi người ủng hộ, chiếc bếp ga mini cũ cùng rổ bát nhỏ xếp gọn trong góc.

Nhìn phố xá đông vui trong ngày Tết, anh Hùng lại trùng lòng: “Tết của bố con tôi chỉ có vậy, bánh chưng thì được cho, tiền lo ăn từng bữa còn chẳng có, nên không có quần áo mới cho con, đào quất lại càng xa xỉ. Hai bố con không có nhà để về. Năm nay Covid-19 lại đến, hai bố con lại rau cháo cho qua ngày”.

Khi vợ qua đời gia đình nội ngoại khó khăn cũng chẳng thể nương nhờ nên anh đã làm rất nhiều nghề từ bơm vá xe, rửa bát tới đánh giày đầy mệt nhọc để kiếm đồng ra đồng vào mua bỉm sữa chăm con.

Vất vả là thế nhưng anh Hùng không bao giờ dám buông xuôi vì trách nhiệm lúc này ở anh có rất nhiều vai trò khác nhau: “Con mình đẻ ra, mình không chăm con thì ai chăm, vất vả hơn cũng được”. Đợt dịch Covid-19 làm cho toàn cầu biến động, người cha lại càng cùng quẫn hơn khi mất việc, chẳng còn tiền chi tiêu rồi một già một trẻ lại đưa nhau ra trung tâm thương mại ngủ nhờ, nhiều người thấy thương nên cho đồ ăn thế rồi họ cũng cầm trụ được qua ngày, xoay sở ngược xuôi khắp nơi đến khi đủ tiền anh mới dám trở về nhà trọ đang thuê.

Người cha với đôi mắt mờ đục ngày ngày vẫn cố gắng chăm con tốt nhất

Những ngày cả nước đón Tết vui vầy anh Hùng và con lặng xuống vì đi cả ngày chẳng bán được bao nhiêu, anh cũng mong mai này cuộc sống của con sẽ tiến triển và tương lai sáng lạn hơn mình. Quên đi bản thân mà anh thương con tới ‘đứt từng khúc ruột’:

“Người ta còn có nhà để về chứ bố con tôi còn có ai đâu. Mẹ tôi mất, nhà ở quê không có, đằng ngoại cũng khó khăn, nên thôi cứ quanh quẩn ở Hà Nội. Ấy thế mà tôi và con gái đã đón 4 cái Tết ở đây rồi. Nhưng bảo quen thì khó.

Con nhà người ta được đi học, được chăm bẵm trong điều kiện tốt mà tôi thấy tội con quá. Nhiều khi cũng muốn con được như người ta mà chẳng được. Mỗi ngày tôi để ra được vài chục nghìn là vui lắm rồi”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *