Xót xa: Bé gái 11 tuổi buộc phải sắm vai “bà mẹ nhí”, lỗi lầm của cha mẹ để lại

Thật đáng buồn khi những đứa trẻ buộc phải trưởng thành sớm và đánh mất tuổi thơ vì sailầm của người lớn…Cô bé 11 tuổi dưới đây không như các bạn cùng trang lứa được ăn học, vui chơi thỏa thích. Cô bé phải tự lo cho bản thân rồi lo cho các em nhỏ, thật thương quá.

Nếu bước vào ngôi nhà nhỏ lụp xụp ở Kubang Terap, bang Kelantan, Malaysia, bạn sẽ bị bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy một bé gái dáng người nhỏ nhưng khuôn mặt “già trước tuổi” đangtất bậtvới công việc nhà, chăm sóc đứa em nhỏ đang khátsữa mẹ. Cô bé ấy không phải là mẹ đ̶ẻ̶ ra những đứa trẻ ấy nhưng thực tế thì em đang phải đảm nhận vai trò vừa là bố vừa là mẹ của đàn trẻ thơ ấ.y.

Cô bé ấy tên là Nurul Farisha Mohd Ridzuan, 11 tuổi. Em đang buộcphải đảm nhận vai trò làm cha mẹ cho 4 đứa em thơ của mình, bao gồm 12 tuổi, 6 tuổi, 3 tuổi và 1 tuổi. Bố mẹ của Nurul chưachết nhưng họ phải vào t.ù vì t.ộ.i buôn bán matúy để lại những đứa con thơ không có ai để nươngtựa.

11 tuổi – đáng lẽ Nurul phải được tung tăng cắp sách đến trường cùng chúng bạn nhưng vìlỗi lầm của bố mẹ, em phải “cõng” trên lưng 3 đứa em. Bấtk.ỳ ai chứng kiếncảnh Nurul vừa dỗ dành cho đứa em út 1 tuổi ngủ vừa để mắt canh chừng em thứ 3 thì sẽ khó lòng cầm được nước mắt. Khuôn mặt ngâythơ của em in hằn nhữngcực nhọc vất vả mà chính bố mẹ giáng xuống khiến em trông già hơn so với tuổi.

Nurul phải tự nấu ăn cho các em bằng bếp củi vì nhà không có bếp ga và trong khi vừa nấu ăn em vừa phải b.ế em trai út để cậu bé không khóc.

“Chúng cháu sống với ông và bà nhưng ông của chúng cháu (Fauzi Ismail, 63 tuổi) mắc bệnh hen suyễn mãn tính và rấtyếu, còn bà của chúng cháu (bà Wan Hasiah Wan Aziz, 56 tuổi) phải ra ngoài làm việc để kiếm tiền cho chúng cháu có cái ăn, cái mặc”, cô bé nói.

Nurul Farisha phải gánh váctrách nhiệm nuôi dạy các em khi bà của chúng đi bándầu xoa bóp, từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Dẫu vậy, vài đồng bạc ít ỏi mà người bà kiếm được không đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho 6 miệng ăn. Cậu bé 1 tuổi phải uống sữa đặc vì bà không có tiền mua sữa bột. Nurul và 2 em nhỏ hơn cũng không được đến trường.

“Lần cuối cùng chúng cháu đến trường là khi gia đình còn ở Seremban, cháu đọc và viết chữ chưa thạo nhưng em trai cháu thì có thể. Chúng cháu thực sự mong muốn được đến trường, nhưng cuộc sống của chúng cháu không giống như cuộc sống của những người khác”, Nurul Farisha nói thêm.

Câu chuyện của chị em nhà Nurul đã thu hút sự chú ý của nhiều người và được đăng tải trên nhiều tờ báo ở Malaysia. Hy vọng rằng các nhà chức trách sẽ vào cuộc để giúp đỡ chị em nhà Nurul vì các em xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy như nhiều đứa trẻ khác.

Theo Afamily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *