“Xóm Chạy Thận” Và Cuộc Sống Cận Kề Cái Tết Mà: Không Ai Ngờ Tới

Trong con hẻm 121 Lê Thanh Nghị (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) “ xóm chạy thận ” từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của những bệnh nhân suy thận nặng. Ngoài giờ đi chạy thận, những bệnh nhân nghèo trong xóm vẫn cật lực rong ruổi khắp phố mưu sinh từ nghề bán nước, đánh giày, chạy xe ôm… để trang trải cuộc sống.

Trong căn phòng chưa đầy 8m2 chỉ đủ kê hai chiếc giường đơn và một số vật dụng sinh hoạt hàng ngày, anh Hà Văn Đình (37 tuổi, quê Sơn La) – bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình.

Gia đình anh Đình ở quê thuộc diện khó khăn, bố mất sớm, một mình mẹ già nuôi 4 anh chị em khôn lớn. Chẳng may anh Đình mắc bệnh suy thận nên thường xuyên phải lọc máu.

Tranh thủ thời gian không phải vào viện chạy thận, anh Đình mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm công nghệ

Kể từ khi biết bệnh, anh Đình khăn gói xuống Hà Nội chữa trị, suốt 6 năm ở thủ đô, ngoài thời gian chạy thận trong viện, khi rảnh anh Đình chạy xe ôm công nghệ phụ giúp gia đình trang trải tiền thuốc.

Vì thời gian không cố định, anh chọn nghề xe ôm để mưu sinh. Mặc dù, cật lực chạy xe nhưng vẫn không so được với người khỏe mạnh, hôm nào khỏe, anh chạy được 4-5 chuyến, hôm thì được 1-2 chuyến là phải về vì mệt.

“Thời gian trước chạy xe được lắm, nhưng 2 năm trở lại đây sức khỏe tôi yếu hơn, nhiều hôm đang chở khách huyết áp tăng cao, chuột rút dù rất đau nhưng vẫn cố xong chuyến mới giám về nhà nghỉ.

Những ngày Tết đang cận kề, ai cũng mong được về quê ăn Tết cùng gia đình, nhưng với những người gắn liền với bệnh viện như chúng tôi chỉ mong ông trời cho sức khỏe để chạy được nhiều chuyến xe thì may ra mới có tiền về quê sum vầy” – anh Đình thổ lộ.

Đa phần, người bệnh trong “xóm chạy thận” mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau. Gần 12 năm sống chung với căn bệnh này, bà Dương Thị Hoài (67 tuổi, quê Nam Định) chia sẻ, thời gian trước 2 vợ chồng bà Hoài đi bán kem dạo, được 8 năm chồng bà mất do bệnh hiểm nghèo.

Tuy tuổi cao, nhưng bà Hoài vẫn cần mẫn nhặt nhạnh từng vỏ chai, lon bia… kiếm tiền

Từ khi chồng mất, con ở xa một mình bà Hoài lủi thủi, hằng ngày bà đi nhặt vỏ chai, phế liệu dành dụm mua bữa rau, bữa thịt.

Hàng tháng ngoài các khoản tiền viện, tiền thuốc, tiền xe, tiền trọ rồi tiền ăn bà đều phải tự túc. Tuy nhặt vỏ lon cả ngày cũng chỉ được vài nghìn đồng, nhưng với một người không có lương hưu, không đi làm thêm như bà thì số tiền ít ỏi đó gom lại cả tháng cũng có bữa rau, bữa thịt.

Còn bà Nguyễn Thị Xuyến (42 tuổi, quê Bắc Giang) bị suy thận 15 năm nay, suốt chừng đó thời gian bà mưu sinh bằng nghề bán nước dạo.

Tranh thủ sắp xếp lại giỏ hàng trước khi rong ruổi khắp bệnh viện, bà Xuyến cho hay, với những bệnh nhân chạy thận, để có một công việc ổn định rất khó vì sức khỏe yếu, phần còn lại thời gian của những người chạy thận không được cố định.

Mỗi bệnh nhân trong xóm chạy thận có hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có chung mong muốn được khỏe mạnh, vui vẻ bên gia đình

Do vậy, để có đồng ra đồng vào trang trải sinh hoạt, hằng ngày bà Xuyến chăm chỉ bán nước rong cũng được hơn trăm nghìn đồng. Số tiền này so với những bệnh nhân chạy thận thì đó là một khoản không nhỏ, không phải ai cũng đủ sức để đi làm thêm.

“Nhiều khi mệt tôi chỉ muốn nghỉ ngơi, nhưng nếu không đi làm thì xem như hôm đó không có ăn. Những ngày cuối năm, người người nhà nhà sum vầy bên gia đình trong khi chúng tôi vẫn phải vật lộn trong viện. Chúng tôi hay tự động viên nhau, có buồn cũng chẳng giải quyết được gì thay vào đó là sống lạc quan, vui vẻ hơn” – bà Xuyến nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *