Tại xã Nâm N’giang, cách đây 3 năm, nhờ giá hồ tiêu tăng cao, dân làng ăn ra làm nên, thi nhau mua siêu xe, xây nhà biệt thự. Hàng trăm căn nhà tiền tỷ mọc lên, 300 xe hơi chạy kín đường. Giờ khung cảnh hoang tàn và ảm đạm.
Việc thu hoạch và được mùa giá tốt đối với các nông sản còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các thị xã, thôn quê buôn bán một mặt hàng mà gặp được năm thu hoạch đồ tốt và bán giá cao, sẽ có một khoản thu lớn.
Cách đây 3 năm, tại xã Nâm N’giang, một thị xã chuyên gieo trồng và bán hồ tiêu, đã gặp đúng vụ khi giá hồ tiêu tăng vọt. Theo tính toán tại thời điểm đó, giá hồ thời tăng lên mức trên dưới 200.000 đồng/kg. Điều này đã đem đến cho người dân nguồn thu lớn và có một cuộc sống sung túc hơn.
Tuy nhiên, đến nay xã Nâm N’giang lại cho thấy một vẻ hoang tàn và ảm đạm khó tin.
Theo thống kê, Nâm N’giang là xã có số lượng diện tích hồ tiêu lên đến hàng trăm hecta và là nơi có diện tích hồ tiêu nhiều nhất Đắk Nông.
Sau vụ mùa thành công 3 năm trước, người dân trong xã thi nhau vay tiền ngân hàng để xây biệt thự tiền tỷ, đồng thời, họ cũng đi học lái xe và mỗi nhà đều tậu về một chiếc xe hơi mới.
Hàng trăm căn nhà tiền tỷ mọc lên như nấm, hơn 300 xe hơi mỗi nhà trong xã chạy kín đường đi. Các khu trung tâm thươпg mại, vui chơi và dịch vụ xuất hiện và khung cảnh nơi đây trở nên sầm uất nhanh chóng.
Người dân tại đây còn nhanh chóng đầu tư tiền cho con cái đi học ở các trường trên thành phố lớn. Thường xuyên ăn chơi tại quán xá, đối lập hẳn cuộc sống trước khi hồ tiêu lên giá. Có thể nói, người dân trong làng đã có một cú đổi đời nhờ vào hồ tiêu.
Thế nhưng, mọi thứ đều chỉ tính thời điểm, sau đó không lâu, giá tiêu xuống thấp ᴛʜê ᴛʜảм chưa tới 50.000 đồng/kg. Cuộc sống xa hoa ngày nào của người dân xã Nâm N’giang lại quay trở lại khó khăn, thậm chí là còn thêm nhiều khoản nợ do trước đó đã vay ngân hàng.
Nhiều căn nhà phải treo biển bán những không có người mua, nhiều người bị ngân hàng xiết mấᴛ nhà vì nợ nần.
Những địa điểm vui chơi, thươпg mại đóng cửa hoàn toàn, chợ trung tâm cũng vắng vẻ không có bóng người giao dịch, buôn bán.
Theo chia sẻ của nhiều người dân ở xã lân cận, nguyên nhân chủ yếu của sự ᴛʜê ᴛʜảм này là do người dân Nâm N’giang khi vừa giàu lên đã bị cuốn theo “cơn lốc” vay ngân hàng để đầu tư vào nhà cửa, xe cộ. Dẫn đên tình trạng khi tiêu xuống giá, họ không kịp trở tay và không có khả năng trả nợ.
“Cách đây 3 năm, khi giá hồ tiêu lên cao, các cửa hàng ăn uống hay cắt tóc, làm đẹp còn sống được thoải mái. Từ khi xuống giá chạm đáy không còn khách hàng nữa, họ đã trả lại mặt bằng và rời đi trong lặng lẽ”, – một tiểu thươпg cho biết.
Ông Nguyễn Minh Sang, Bí thư xã Nâm N’giang chia sẻ hiện khoảng 70% thanh niên trong xã đến độ tuổi lao động đã phải bỏ xã để đi kiếм việc làm ở các thành phố lớn do nơi đây không thể kiếм được 1 công việc nào.
Nói về thời điểm “hoàng kim” ông cho biết: “Bà con khi đó ‘đếm cua trong lỗ’, thấy tiêu lên giá cứ thế tới các hãng ô tô lấy xe về chạy đầy đường, xây nhà lầu tiền tỷ, mở rộng diện tích hồ tiêu và đinh ninh mùa sau sẽ trả hết nợ. Nhưng mọi việc không như dự tính”.