Vùa đi ᴛiêm vắc xiɴ về được mấy ngày thì phát hiện dương tính với virus là sao bác sĩ ơi. Đó không còn là trường hợp hiếᴍ mà thấy nhiều người đặt câu hỏi.
Có rất nhiều thắc mắc trong trường hợp này như: Có thể lây ɴhiễm virus tại điểm tiêᴍ chủng không, tiêᴍ xong mà nhiễm thì vắc xin có phát huy hiệu quả không, còn có những người cho rằng do vắc xin làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
Hôm nay, báo chí đã đăng tải câu trả lời của bác sĩ cho mọi người hiểu rõ nhé
Người dân được khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Phân tích về trường hợp nhiễm nCoV sau khi tiêm vắc xin
Điểm tiêm chủng cũng là nơi tập trung đông người nên khả năng lây virus là hoàn toàn có thể nếu không áp dụng tốt quy tắc 5k.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, hiện nay có một số người đi tiêm về vài hôm thì phát hiện đã thành F0, sau đó họ cho rằng do vắc-xin mà kết quả xét nghiệm bị sai, suy nghĩ đó không đúng.
“Nếu bạn tự test nhanh và dương tính, bạn đã thực sự bị bệnh, phải tự cách ly và thông báo với y tế địa phương ngay”, bác sĩ Khanh nhắc nhở.
Chuyên gia này cũng khẳng định không có chuyện vắc-xin gây dương tính giả, bởi vì vắc xin không sinh ra virus trong cơ thể, mà nó tạo ra kháng thể giúp bạn phòng bệnh. Hai thứ này không hề liên quan.
“Xét nghiệm PCR hay xét nghiệm nhanh kháng nguyên là để tìm dấu hiệu của virus SARS-CoV-2 trong dịch mũi họng, khác với xét nghiệm nhanh kháng thể. Với xét nghiệm hiện tại cơ quan y tế dùng để sàng lọc F0 là PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Với test nhanh mua ở nhà thuốc cũng là test nhanh kháng nguyên”, bác sĩ Khanh giải thích.
Theo chuyên gia này, test nhanh kháng thể chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu và dịch tễ để đánh giá hiệu quả của vắcxin nCoV hay tìm những người tự nhiễm, tự hết bệnh mà không biết (chưa tiêm vắc xin vẫn có kháng thể trong máu).
Nếu mới tiêm mũi 1 được vài ngày mà đã thành F0 thì vắc xin lúc đó chưa thể giúp sản sinh kháng thể và làm bệnh nhẹ đi. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Điều cần lưu ý là nếu mới tiêm mũi 1 được vài ngày mà đã thành F0 thì vắc xin lúc đó chưa thể sản sinh kháng thể và làm bệnh nhẹ đi, vậy nên sẽ có nguy cơ tương đương người chưa tiêm.
Có một số quan điểm vắc xin làm cho bệnh nặng lên cũng hoàn toàn không đúng
Bác sĩ Khanh giải thích rằng: Vì vắc xin chỉ giúp tạo ra kháng thể chống lại bệnh chứ không thể làm mạnh thêm con virus. “Tiêm vắc-xin lâu rồi mới bệnh (từ 2 tuần trở lên), càng có cơ hội bệnh nhẹ đi”, chuyên gia khẳng định.
Vì vậy theo bác sĩ Khanh, người mới đi tiêm mà phát hiện dương tính cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe, cố ăn uống, tập thể dục và sinh hoạt điều độ. Nếu có dấu hiệu trở nặng thì liên hệ với y tế địa phương hoặc tìm hỗ trợ từ các tổng đài tư vấn cho F0 để được xử lý kịp thời.
Chuyên gia này cũng cho biết, hiện nay, một số nơi đang triển khai mô hình vừa test nhanh kháng nguyên vừa tiêm vắc xin nCoV, điều đó rất tốt và nếu được nhân rộng và sẽ giúp cho chiến dịch tiêm chủng sớm đạt được hiệu quả mong muốn hơn.
Việc test tại chỗ để biết ai dương, ai âm vừa giúp sàng lọc được F0 sớm trong khu vực đó để hỗ trợ phù hợp; vừa giúp tiết kiệm vắc xin bởi đã dương tính rồi thì không cần tiêm nữa, ít nhất 6 tháng sau mới cần. Điều này là rất nên làm trong bối cảnh nguồn vắc xin còn hạn chế hiện nay.
“Tuy nhiên, nếu khi ấy kết quả xét nghiệm âm tính và được tiêm, bạn cũng nên tiếp tục theo dõi sức khỏe vì có khi mình đang trong giai đoạn ủ bệnh mà không biết, nhất là khi khi vực bạn sống có nhiều ca và các thành viên trong gia đình bạn vẫn có sự tiếp xúc với họ” bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Như vậy bác sĩ Khanh đã làm rõ những thắc mắc của mọi người trên 1 tờ báo rồi đó, việc của chúng mình lúc này là cứ phòng dịch cho tốt, đi tiêm vắc xin khi tới lượt và làm theo hướng dẫn của bên y tế khi không may nhiễm bệnh thôi nha.