Vì sao thờ ban thần tài lại phải kê sát đất chứ không được phép đặt trên cao? Ý nghĩa sâu xa

Từ bao đời nay, kể từ khi có tục lệ thờ Thần tài, bàn thờ Thần tài luôn được đặt ở dưới đất, đối diện trực tiếp với cửa ra vào chứ không phải ở trên cao và vắng vẻ người qua lại như bàn thờ ông bà tổ tiên.

Thần tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải cho mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán hay kinh doanh, đều có bàn thờ Thần tài để cầu xin cho “mua may bán đắt”. Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được xem là ngày mang may mắn nhất trong năm vì nó mở đầu cho một năm mới.

Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo đặt ở nơi cao, kín đáo, thanh tịnh, yên tĩnh nhất trong nhà, bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất (nền nhà)

Với nhiều gia đình Việt, ngoài bàn thờ gia tiên, trong nhà còn có thể đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa. Bàn thờ chính thường được thiết kế trên cao, dành để thờ phụng vong linh người thân đã mất hoặc thờ Phật. Với bàn thờ Thần Tài, ông Địa, người ta lại đặt dưới mặt đất, ở gần cửa ra vào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do vì sao lại làm như vậy?

Từ xưa, dân gian đã có tục đặt bàn thờ Thần Tài ở góc nhà, hướng mặt ra cửa chính. Đây là góc thờ riêng, khác so với bàn thờ gian tiên, Phật tổ ở trên cao. Sở dĩ, có cách sắp đặt này là do truyền thuyết về Thần Tài có từ xa xưa.

Giải thích về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết, việc đặt bàn thờ Thần tài dưới đất trước hết là để phân biệt không gian cúng tổ tiên với không gian thờ Thần tài. Không gian cúng tổ tiên phải ở trên cao, Thần tài theo thuyết Thiên – Địa – Nhân là nở
ra từ dưới đất.

“Thường bàn thờ Thần Tài đặt ở góc nhà vì gắn liền sự tích Thần tài bị đánh đuổi, trốn vào trong góc nhà. Hiện nay, bàn thờ Thần tài thường để ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang, mà không cần phải theo hướng gì”, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho hay.

Tương truyền rằng, một lái buôn là Âu Minh trong lần đi dạo bên hồ Thanh Thảo đã gặp được vận may. Lái buôn được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên gọi Như Nguyện. Từ ngày Âu Minh đưa Như Nguyện về nhà, bất kể làm gì cũng được như ý nguyện. Công việc thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, Âu Minh chẳng bao lâu đã phát tài.

Tuy nhiên vào một dịp Tết, vì tức giận mà Âu Minh đã ra tay đánh Như Nguyện. Vì sợ hãi, cô hầu đã chui vào đống rác trong góc nhà, sau đó thì trốn mất. Kể từ khi Như Nguyện ra đi, vận may của Âu Minh cũng sụt giảm chóng mặt. Công việc vừa khởi sắc đã sa sút, lái buôn mới giàu có đã trở nên trắng tay, khuynh gia bại sản.

Từ đó, người ta đồn rằng, Như Nguyện chính là Thần Tài mà Thủy Thần ban tặng. Khi Thần Tài không còn trong nhà, Âu Minh sẽ không được vận may chiếu cố, tiền tài tiêu tán là chuyện hiển nhiên. Theo tích truyện trên, dân gian đã bắt đầu duy trì quan niệm thờ cúng Thần Tài trong góc nhà.

Cần phải nói thêm rằng, Ông Địa (Thổ công), Thần tài lại được thờ cùng nhau bởi đây là hai vị thần có có liên quan đến cuộc sống, tài lợi của đời sống mỗi người và Ông Địa được thờ cúng ở dưới đất. Thế nên từ đó, Thần tài cũng được thờ cúng ở dưới đất. Sự liên quan của Ông Địa và Thần tài có thể thấy rõ ở câu đối thường gặp ở bàn thờ Thần tài và Ông Địa: Đất thường sinh ngọc tốt – Vàng ròng cũng từ đất mà ra.

Ngoài ra, lý do để dễ dàng nghênh đón tài lộc, may mắn từ ngoài vào cũng là một cách để giải thích vì sao bàn thờ Thần tài lại được đặt ở dưới đất, đối diện với cửa chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *