Sản phụ lên bàn đẻ nặng 159kg: Cả ê kíp mổ phải vật lộn đến toát mồ hôi, em bé sinh ra khiến gia đình hốt hoảng

Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sản phụ cuối cùng đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 5.25kg. Nhưng do căn bệnh béo phì và tiểu đường ở mẹ, đứa bé mới sinh đã có hiện tượng hạ đường huyết và phải đưa đến khoa sơ sinh để điều trị.

Các bà bầu khi mang thai đều rất chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng để con được phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng điều gì quá mức cũng không tốt, thai phụ tăng cân quá nhiều hay em bé sinh ra quá to đều là những hiện tượng không hề có lợi cho sứ khỏe của mẹ và bé .

Đầu tháng 10, Khoa sản Bệnh viện trực thuộc Đại học Giang Tô, Trung Quốc đã đón một sản phụ đặc biệt. Sản phụ này nặng đến hơn 150kg, khiến cả ê kíp 7-8 đã rất vất vả mới có thể đưa sản phụ lên bàn mổ lấy thai. Vì sản phụ “siêu trọng lượng” nên kéo theo không ít vấn đề rắc rối như béo phì, tiểu đưởng, thai nhi to… Ê kíp mổ phải “vật lộn” đến toát mồ hôi mới hoàn thành ca phẫu thuật mổ lấy thai này.

Sản phụ nặng 150kg

Theo thông tin ghi nhận, sản phụ Trần Nhiễm (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 26 tuổi, trước khi mang thai đã mắc chứng béo phì khi nặng tới 125kg. Thời gian mang thai, cô cũng không chú ý đến chế độ ăn uống nên cân nặng tăng rất nhanh. Khi thai nhi được 7 tháng, cô bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Qua đánh giá và thảo luận, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai cho Trần Nhiễm ở tuần thai thứ 37. Lúc này cân nặng của cô đã đạt 159kg.

Bà bầu siêu trọng lượng gây ra những siêu khó khăn

Do cân nặng vượt mức so với một sản phụ bình thường, chiếc bàn mổ không vừa người Trần Nhiễm nên các nhân viên y tế đã phải dùng dụng cụ để nới rộng chiếc giường. Qua đó mới giải quyết được vấn đề giường nằm.

Làm thế nào để gây tê tủy sống được nhanh và chính xác cũng là cả một vấn đề thách thức đội ngũ y bác sĩ. Bác sĩ trưởng khoa Gây mê hồi sức Lí Chí Khánh và bác sĩ mổ chính Trần Lợi cho biết, với một sản phụ bình thường thì chỉ cần đâm kim sâu khoảng 4-6cm là có thể đạt được hiệu quả gây tê mong muốn.

Chiếc giường phải nới rộng để vừa với cân nặng của cô

Nhưng với Trần Nhiễm thì phải đâm kim sâu tới 8.5cm, xuyên qua lớp mỡ dày ở lưng cô. Điều đó làm cho việc gây tê tủy sống trở nên khó khăn vì có thể kim sẽ không thể chọc đúng vị trí mong muốn, phải chọc đi chọc lại nhiều lần gây đau đớn cho sản phụ và nguy cơ thất bại cũng cao.

Cuối cùng các bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm cột sống để tìm chính xác vị trí cần gây tê. Thông qua siêu âm để điều khiển kim gây tê, từ đó gây tê vùng thắt lưng cho sản phụ một cách nhanh và chính xác nhất.

Ngoài ra, với những sản phụ béo phì thì vết mổ cũng là một vấn đề phải lo lắng. Nên mổ ngang hay mổ dọc, làm thế nào để sau đó vết khâu không bị bục chỉ và phục hồi tốt? Các bác sĩ nhận định, sản phụ béo phì và mắc bệnh tiểu đường thì vết khâu khó lành và dễ bị bục chỉ hơn người bình thường.

Do đó ê kíp mổ quyết định sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình mổ và xử trí hậu phẫu. Trong quá trình mổ, bác sĩ sẽ sử dụng một loại chỉ có khả năng làm giảm sức căng, qua đó có thể làm giảm độ căng của 2 mép vết thương, khiến cho vết mổ nhanh lành và sự khép lại của các mô được tốt hơn.

Đối với Trần Nhiễm, vấn đề nguy hiểm nhất là bệnh huyết khối tĩnh mạch. Bệnh tiểu đường và béo phì là những yếu tố nguy cơ cao gây ra huyết khối tĩnh mạch. Phòng ngừa sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm là những biện pháp chính để giảm thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Trong thời gian Trần Nhiễm khám thai ở bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp sớm cho cô, làm giảm đáng kể tỷ lệ huyết khối. Bé trai nặng 5.25kg với những nguy cơ về sức khỏe

Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, Trần Nhiễm cuối cùng đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 5.25kg. Nhưng do căn bệnh béo phì và tiểu đường ở Trần Nhiễm, đứa bé mới sinh đã có hiện tượng hạ đường huyết và phải đưa đến khoa sơ sinh để điều trị.

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời mà một triệu chứng hiển hình của những em bé nặng cân. Một thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị thừa cân, lượng đường mẹ cung cấp cho thai nhi cũng cao hơn các thai phụ bình thường. Khi đứa trẻ chào đời, nguồn cung cấp đường ấy bị cắt đứt đột ngột, song cơ thể trẻ vẫn tiết ra mức insulin như cũ. Insulin dư thừa sẽ làm tiêu hao lượng đường trong cơ thể trẻ và trẻ nhanh chóng bị hạ đường huyết.

Hạ đường huyết có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, vã mồ hôi, khó thở, thậm chí co giật. Nếu tình trạng hạ đường huyết nặng và kéo dài sẽ gây ra các di chứng thần kinh như chậm phát triển trí tuệ, một số trẻ sơ sinh nặng cân còn dễ bị biến chứng hạ canxi máu, vàng da hoặc dị tật.

Nghe các bác sĩ giải thích mà gia đình Trần Nhiễm không khỏi hốt hoảng và lo sợ. May mắn đứa trẻ được điều trị kịp thời, sức khỏe không có nguy hiểm gì lớn. Trần Nhiễm cũng được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc cẩn thận, do đó mẹ con cô đã được xuất viện về nhà.

Cân nặng của bà mẹ mang thai là một vấn đề quan trọng

Tăng cân trong quá trình mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng nếu thai phụ tăng cân quá nhiều, ngược lại, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Bé được sinh ra với 5,1kg

Tăng cân vượt mức luôn khiến thai phụ gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và cả đau khớp. Ngoài ra sản phụ còn phải đối mặt với các biến chứng khi mang thai như cao huyết áp, tiểu đường, ợ nóng, nhiễm trùng, đau đầu…

Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng rất nguy hiểm với cả mẹ và bé. Các em bé sơ sinh lớn thường khó sinh, sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc bạn sẽ phải sinh mổ. Em bé chào đời với cân nặng lớn cũng mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ tăng quá nhiều cân trong thời gian mang thai và không có biện pháp giảm cân sau đó sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.

Không phải cứ mang thai là cần ăn nhiều mới tốt. Thai phụ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi và vận động hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *