Rèn con 3 tháng tự ngủ, mẹ mặc kệ bé khóc đến qu𝒶 đờ𝒾: Cảnh báo hội chứng ngưng thở ở trẻ dưới 1 tuổi

Nuôi con chưa bao giờ là hành trình dễ dàng cả các mẹ nhỉ. Chúng ta thì bao giờ cũng mong muốn mang tới những điều tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, đôi khi lại chính vì sự thiếu hiểu biết mà mẹ thì ân hận cả đời, con thì mất cả mạng sống. Cũng giống người mẹ trong câu chuyện mà mình vừa đọc được trên báo đây.

Cũng chỉ vì muốn rèn cho con nết tự ngủ, người mẹ đã nghe lời của một trung tâm, cho con nằm sấp và kệ con khóc. Kết quả, cuối cùng đứa bé qu???? đờ???? trong đ????u đớ???? còn người mẹ thì đến giờ vẫn còn ‘đ????u thấu tâm can’, chẳng biết tới lúc nào mới nguôi ngoai được.

Bé 3 tháng tuổi qua đời thương tâm vì mẹ rèn theo phương pháp ‘Cry It Out’

Hồi tháng 4 năm nay, một bà mẹ đến từ Quảng Đông (Trung Quốc) đã đặt đứa con 3 tháng tuổi của mình nằm sấp trong cũi rồi ra khỏi phòng con để livestream với người hướng dẫn cùng các bà mẹ khác.

Được biết, người mẹ đã đăng ký một dịch vụ của Trung tâm đào tạo chăm sóc trẻ sơ sinh. Trung tâm này chuyên hướng dẫn các bà mẹ rèn con tự ngủ bằng cách đặt bé nằm sấp và ‘Cry It Out’ (để mặc con khóc) với giá 6.999 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng) trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày 1 giờ.

Sau khi người mẹ ra khỏi phòng, đứa bé bắt đầu khóc. Khi đó, người mẹ vô cùng sốt ruột nên đã hỏi mọi người rằng: ‘Có ai ở đó không? Tôi thấy hơi lo lắng. Con tôi vừa mới ngủ lại giật mình tỉnh dậy và không chịu ngủ lại. Con đang khóc. Tôi có nên đi vào và đặt con nằm ngửa không? Tôi đang đứng trước cửa phòng con. Tôi lo là con sẽ bị nghẹt thở’.

Tuy nhiên, đáp lại những câu hỏi của bà mẹ là sự im lặng. Lúc này, người mẹ đã gắn thẻ một người được cho là ‘giáo viên’ vào livestream nhưng người này vẫn không trả lời. Các giáo viên khác và bà mẹ theo học cùng cũng trấn an rằng đó chỉ là tiếng khóc bình thường và khóc là một phần trong quá trình đào tạo rèn con tự ngủ.

Hơn 1 tiếng sau, đứa trẻ rốt cục cũng nín khóc. Thế nhưng lúc này người mẹ không vào kiểm tra ngay mà còn nhắn tin thông báo với mọi người rằng: ‘Không còn âm thanh nào trong phòng nữa. Tôi sợ con tôi bị ????hết ngạt’. Tuy nhiên những người khác vẫn trấn an chị là không sao đâu, cứ yên tâm để con ngủ trong phòng. Lúc đó là khoảng 2h15 phút chiều.

Tới 3h là giờ uống sữa của con nên người mẹ vào phòng đánh thức con dậy. Thế nhưng lúc này chị ki????h hãi phát hiện con nằm bất động, môi tím tái và ngưng thở. Chị nhắn tin ngay cho trung tâm và các bà mẹ khác rằng: ‘Con tôi đã ????hết. Con không còn thở nữa, môi con chuyển sang màu tím. Tôi phải làm gì bây giờ. Đã gần 1 giờ trôi qua kể từ khi con nín khóc. Mẹ chồng tôi đã đưa con đi ????ấp ????ứu. Làm sao tôi có thể đối diện được với chuyện này?’

Câu chuyện này ngay khi được đăng tải đã khiến dân tình được phen xôn xao. Các mẹ cho rằng tư lâu việc cho con nằm sấp khi ngủ là sai lầm, nó có thể khiến trẻ bị ngạt thở trong khi ngủ. Thậm chí việc này còn có liên quan tới hội chứng độ???? ????ử ở trẻ sơ sinh. Điều này cũng đã được giới khoa học công nhận.

Mẹ có thể làm gì để cứu con khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hãy đánh thức con dậy khi bạn thấy những dấu hiệu không ổn như sau:

Theo các chuyên gia, hội chứng độ???? ????ử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hay dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đ????u, khóc hay khó chịu nào cả. Tuy nhiên, trẻ vẫn có các vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày mà có thể tinh ý nhận ra.

Đặc biệt, trước khi trẻ bị đột tử thì thường trải qua hội chứng ngưng thở khi ngủ. Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ là điều cực kì ????guy ????iểm, mẹ nên đánh thức con dậy hoặc kiểm tra kĩ khi thấy con có các biểu hiện sau khi ngủ:

+ Thở nặng nề bất thường, nhất là khi con nằm ngửa

+ Bé có thể bị dừng thở một lúc ngắn sau đó bắt đầu thở lại thường với một ‘hơi thở dài’.

+ Gặp khó khăn khi thở bằng mũi nên bé phải mở miệng ra để thở

+ Ngủ không yên, liên tục trở người, tư thế không bình thường

+ Hay giật mình thức giấc giữa chừng

+ Hay bị đái dầm, điều này thể hiện rõ ở những đứa trẻ trước nay chưa bị bao giờ hoặc rất ít

Vào ban ngày, trẻ bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể có các biểu hiện sau:

+ Khả năng tập trung kém trong các giờ học

+ Dễ bị kích động và có hành vi khác thường, tính khí thất thường, dễ cáu kỉnh hoặc kích động

+ Buồn ngủ, ngủ gục trong lớp hoặc ngủ ngày vào những thời điểm bất thường

+ Luôn thấy mệt mỏi

+ Con thường xuyên kêu đau đầu nhất là vào buổi sáng

+ Con nói bằng giọng mũi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *