Tâm bão số 9 đang cách Quảng Ngãi hơn 85 km, Bình Định 112 km với sức gió mạnh nhất 115-135 km/h. Quảng Ngãi đã có 2 người ????????ế???? khi chằng chống nhà.
Gia Lai, Kon Tum mưa lớn
Sáng 28/10, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xuất hiện mưua lớn do ảnh hưởng của bão số 9. Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cho học sinh nghỉ học 2 ngày (28-29/10) để phòng, chống, ứng phó bão và mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu các đơn vị chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão và mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “bốn tại chỗ.
Còn tại Gia Lai, mưa bắt đầu xuất hiện mưa nhỏ vào tối qua. Sán nay địa bàn TP Pleiku và các huyện phía bắc của tỉnh có mưa lớn lèm theo gió nhẹ, đường phố vắng người qua lại. Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã thông báo cho hơn 400.000 học sinh từ Mầm non đến THPT nghỉ học một ngày để ứng phó trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 9.
Tương quan bão số 9 với 2 cơn bão mạnh trong 15 năm qua
Người dân bình tâm đón bão
Trước cơn bão Molave (bão số 9), nhiều người sử dụng mạng xã hội chia sẻ những khoảnh khắc cùng gia đình bình tĩnh quan sát thời tiết từ trong nhà. Một cư dân mạng thông tin việc tổ chức ngày đầy tháng cho con trùng thời điểm cơn bão đổ bộ vão tỉnh Quảng Ngãi, nơi gia đình đang sinh sống.
Một người dân ở Quảng Ngãi chia sẻ thông qua hastag #Molave về việc cơn bão đã gây thiệt hại ban đầu là những giàn hoa, chậu cây cảnh.
Bộ Quốc phòng đồng ý điều tàu Hải quân cứu ngư dân trên biển
Một chiếc tàu của Hải quân Việt Nam neo đậu ở khu vực quân cảng Cam Ranh
9h sáng 28/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng – đại tướng Ngô Xuân Lịch, đề nghị cử tàu lớn hơn ra cứu ngư dân trên biển. Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng thống nhất điều 2 tàu Hải quân và 2 tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ ngư dân. Các tàu này có công suất lớn hơn, khả năng chịu bão tốt hơn, nên có thể tiếp cận hiện trường hiệu quả hơn.
Hiện có 2 tàu của Bình Định bị chìm, 26 thuyền viên mất tích. Một tàu ngư dân ra ứng cứu cũng gặp sự cố.
Đề nghị Hải quân cử tàu lớn ra ứng cứu ngư dân trên biển
8h30, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng gọi điện cho thượng tá Ngô Đức Dũng, thuyền trưởng tàu kiểm ngư đang tham gia tìm kiếm, cứu hộ tàu của Bình Định gặp sự cố.
“Cố gắng nhé! Cố gắng nhé! Trách nhiệm của thuyền trưởng và các thuyền viên rất cao”, Phó thủ tướng động viên thượng tá Dũng và dặn dò các thành viên tàu kiểm ngư tham gia cứu hộ chủ động đảm bảo an toàn, tùy cơ ứng biến.
Hiện 2 tàu kiểm ngư đang đi ngược hướng bão để tìm kiếm, cứu hộ các thuyền viên còn mất tích trên 2 chiếc tàu của Bình Định bị chìm. Sau đó, Phó thủ tướng gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng đề nghị cho Hải quân cử tàu lớn hơn để ra ứng cứu ngư dân gặp nạn trên biển.
“Chưa bao giờ thấy gió mạnh thế này”
Tại Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, gió mạnh bắt đầu thổi từ đêm qua khiến nhiều cây cối gãy đổ. Khu vực này hiện đã mất điện hoàn toàn.
Ông Vũ Minh Tâm, Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh, cho biết trong ngày 27/10, phường đã vận động 272 hộ với 939 nhân khẩu di dời đến nơi an toàn như nhà văn hoá, trường học, nhà trưng bày Sa Huỳnh.
Về công tác cứu hộ, cứu nạn, lực lượng chức năng gồm cán bộ địa phương, công an, bộ đội đều túc trực 24/24 để tiếp nhận tin báo từ người dân.
Anh Nguyễn Thanh Sơn (33 tuổi), người dân tại phường Phổ Thạnh, cho biết anh và 3 người trong gia đình đã dời nhà đi tránh bão tại một khách sạn kiên cố trong phường từ 19h tối qua. “Chưa bao giờ thấy gió mạnh như thế này. Bão chưa vào mà đã như vậy, bão vô nữa không biết ra sao”, anh Sơn chia sẻ trong lúc theo dõi tình hình cơn bão qua cửa sổ khách sạn.
Lúc 8h20, khu vực Chu Lai, Núi Thành (Quảng Nam) bị cúp điện. Người dân ở trong nhà trú bão, thắp nến để sinh hoạt. Bên ngoài, gió đang giật mạnh làm gãy nhiều cành cây.
Trên mạng xã hội, thông tin về diễn biến cơn bão Molave (bão số 9) được cộng đồng mạng cập nhật, chia sẻ rộng rãi qua hashtag #molave.
“Cuồng phong Molave, hãy đến và đi thật nhẹ nhàng và êm dịu”, một người dùng mạng xã hội cầu nguyện.”’
Nhiều cây xanh gãy đổ
Mưa kèm theo gió lớn khiến nhiều cây gãy đổ. Trong ảnh là khu vực đường Hùng Vương, TP Tuy Hòa (Phú Yên) và TP Quy Nhơn (Bình Định).
Trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn (Đà Nẵng) tuần tra trên tuyến đường tránh nam Hải Vân – Túy Loan và cắt dọn cây ngã thông đường.
Từ tối 27/10, nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng vắng phương tiện di chuyển, người dân thu dọn nhà cửa, bảo vệ tài sản trước khi bão đổ bộ.
Trên mạng xã hội, hình ảnh một số khách sạn trên các tuyến đường lớn đóng cửa, đặt xe container để chắn mưa, bão được chia sẻ rộng rãi.
Toàn bộ đảo Lý Sơn mất điện, Quảng Ngãi có 1 người ????????ế????
Do ảnh hưởng của bão số 9, đầu giờ sáng 28/10, Bình Châu (Quảng Ngãi) đã ghi nhận được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Lý Sơn là địa phương đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão số 9. Tại đây, gió đang rít mạnh từng cơn kèm theo mưa lớn, sóng biển cao 4-6 m. Mưa lớn và gió mạnh đã làm tốc một số mái nhà của người dân và trụ sở cơ quan. Hiện nay, toàn bộ huyện đảo đã bị mất điện.
Theo báo cáo nhanh, Quảng Ngãi đã có 1 người chết là anh Nguyễn Văn Hiệp (sinh năm 1981, ở xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, bị ngã chết vào chiều 27/10 khi chằng chống nhà ở).
Gió thổi bay mái tôn, bảng hiệu
Tại khu vực cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), gió mạnh khiến người dân không thể ra ngoài. Một số biển hiệu bị gió cuốn bay, mái tôn nhà dân bị tốc.
Khoảng hơn 8h sáng, cảng Sa Kỳ bắt đầu mưa lớn kèm theo gió mạnh.. Hàng nghìn tàu thuyền vẫn đang neo đậu tại đây
Điều xe bọc thép đi chống bão
Ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, sẽ trực tiếp đi kiểm tra các địa điểm xung yếu như kè An Chấn, Xóm Rớ, An Thủy (TP Tuy Hòa), sáng nay. Đây là những điểm có nguy cơ sạt lở nếu bão vào.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cũng dùng 2 xe bọc thép để đến các điểm xung yếu, sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn.
Người dân tuyệt đối không tự ý trở về nhà khi bão chưa tan
7h30 sáng 28/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 và sơ tán người dân tại Đà Nẵng.
Trong khu sơ tán ở Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng), Phó thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp đủ lương thực, nước uống cho người dân tại các điểm sơ tán.
Ông lưu ý các lực lượng đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho các điểm sơ tán, nhất là các công trình có mảng tường kính lớn, rất dễ bị gió giật vỡ, gây nguy hiểm.
“Bà con yên tâm sơ tán, tuyệt đối không tự ý trở về nhà khi bão chưa tan. Chính quyền đã được giao việc bảo vệ tài sản cho người dân yên tâm tránh bão. Quan trọng nhất lúc này là phải đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân”, Phó thủ tướng động viên bà con địa phương.
Nhiều nơi ở Quảng Ngãi cúp điện
7h30 sáng 28/10, tại huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mưa gió lớn rít liên hồi. Bảng hiệu và tôn nhà dân bị gió lớn cuốn rơi xuống bên đường quốc lộ, đoạn qua thị trấn Châu Ổ và các xã Bình Trung, Bình Nguyên.
Nhiều khu vực ở TP Quảng Ngãi, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn bị cúp điện hoàn toàn.
Tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, Quảng Nam, gió bắt đầu lớn. Biển có sóng cao từ 2-3 m, gió đạt cấp 10-11