Những cái “NHẤT, DỊ THƯỜNG” của Đức Long Gia Lai trong lịch sử bóng chuyền Việt

Để nói tới đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai là nhắc đến những cái “nhất” rất “dị” của lịch sử bóng chuyền nam Việt Nam.

Thời điểm bóng chuyền Việt phát triển mạnh thì những đội bóng mới nổi đóng góp rất nhanh vào quá trình ấy nhờ vào túi tiền từ các ông bầu. Đức Long Gia Lai là một trong số đó với ông bầu chịu chơi và chịu chi như Bùi Pháp. Nói về đội bóng chuyền của ông bầu Bùi Pháp chỉ chó thể gắn thêm từ NHẤT vào để thấy rằng đây thực sự là hiện tượng “dị” trong làng bóng chuyền Việt Nam từ trước tới giờ.

Đức Long Gia Lai trở thành đội bóng thành lập “nhanh nhất”, đầu tư “khủng nhất”, nhiều ca chuyển nhượng” ầm ĩ nhất”, thành tích” ấn tượng nhất” và giải tán “lạ nhất”. Điều gây tiếc nuối trong lòng những người yêu mến bóng chuyền Việt Nam chính là cái tên Đức Long Gia Lai hiện tại đã không còn xuất hiện trên “bản đồ bóng chuyền Việt Nam” mặc dù đã có một thời huy hoàng.

Các cầu thủ Đức Long Gia Lai sớm gặt hái được thành công sau 1 năm lên hạng

Trước khi sở hữu đội bóng Đức Long Gia Lai, ông bầu Bùi Pháp đã sở hữu đội bóng chuyền Đức Long – QK5. Những chủ công Nguyễn Hữu Hà, Wanchai trong đội hình cũng không thể cải thiện tình hình thi đấu bết bát của đội nên ý tưởng thành lập một đội bóng mới với cái tên mới được hình thành. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn bầu Pháp cho biết “Sự ra đời của đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai nhằm đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, người hâm mộ Gia Lai và lòng mong mỏi của hơn 8.000 công nhân viên lao động trong hệ thống toàn tập đoàn”.

Sau 3 năm tài trợ cho đội bóng QK5 với cái tên Đức Long – QK5 cùng thành tích hoàn toàn trắng tay ở giải vô địch quốc gia. Năm 2009, vào giờ chót, nhờ có sự xuất hiện của vị cứu tinh chủ công số một Đông Nam Á Wanchai, mà Đức Long-QK5 không phải dự vòng chung kết ngược. Bầu Pháp quyết định thành lập đội bóng mới mang tên Đức Long Gia Lai một cách nhanh chóng.

Nguyễn Trọng Linh trong một pha tấn công

Chia tay đội bóng, Bầu Pháp cho biết “Đức Long-QK5 đã không làm hài lòng về mặt thành tích, nên chúng tôi rút lui. Bây giờ là lúc tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào đội Đức Long Gia Lai vừa mới thăng hạng. Mục tiêu của Đức Long Gia Lai là lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất ở giải Vô địch quốc gia 2012”. Sau khi thành lập ông bầu được mệnh danh là “chơi ngông” đã mang về một dàn tuyển như HLV Bùi Quang Ngọc, HLV trưởng tuyển quốc gia. Các cầu thủ như Nguyễn Hữu Hà, Thái Anh Văn, Phạm Văn Thành, Mai Hồng Thái, Hà Vũ Sơn, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Văn Toại, Wanchai…

Để sở hữu số lượng cầu thủ thuộc hàng sao thời bấy giờ, số tiền bỏ ra của bầu Pháp là không hề nhỏ. Dù chưa có thống kê cụ thể, song có thể khẳng định, Đức Long Gia Lai cũng chính là đội bóng “ngốn” kinh phí đầu tư lớn nhất làng bóng chuyền thời đó, với khoảng 100 tỷ đồng sau 5 năm.

Đội hình các cầu thủ Đức Long Gia Lai

Tuy nhiên thành tích sau đống tiền khổng lồ đó cũng làm mãn nhãn những người hâm mộ bóng chuyền phố núi. Liên tiếp trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 đội bóng đều lọt vào trận chung kết mùa giải. Đỉnh cao là chức vô địch năm 2013 sau khi hạ gục đội bóng giàu thành tích bậc nhất Việt Nam là Thể Công với dàn sao đang chơi rất lên tay. Nhìn vào những ca chuyển nhượng của đội mới thấy mức “chịu chi” của ông bầu phố núi.

Chủ công số 1 Việt Nam Nguyễn Hữu Hà cùng tay đập số 1 Đông Nam Á – Wanchai (Thái Lan) được ông chủ mang về trang bị cho đội bóng. Vụ chuyển nhượng chủ công số 1 Việt Nam ngày đó còn vướng vào những lùm xùm không đáng có để thấy rằng đó thực sự là những ca chuyển nhượng “ầm ĩ nhất” trong làng bóng chuyền Việt Nam.

Một pha chắn bóng của phụ công Đình Nhu (ĐLGL áo xanh)

Việc đội bóng nói lời chia tay với NHM sau những cái “nhất” trở thành điểm lạ thường chỉ với lý do được ông chủ đưa ra “Sau 7 năm đầu tư vào bóng chuyền, thành công mà đội bóng này mang lại là rất lớn. Tiếc rằng, khi mà Tập đoàn ĐLGL đang bước vào giai đoạn khởi sắc trong lĩnh vực kinh doanh thì chúng tôi phải dứt áo chia tay bóng chuyền vì nhiều lý do tế nhị…”. Điều này cho thấy rằng đội bóng đã trở thành hiện tượng “dị” nhất trong làng bóng chuyền Việt chỉ “thoắt hiện” rồi biến mất trên bản đồ bóng chuyền Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *