Bà Bình phải nuôi bé gái mà đôi vợ chồng chủ cũ bỏ lại, từ một người dưng, bỗng nhiên bà Bình trở thành người thân duy nhất của Thương. Không ít lần bà rơi nước mắt, hạnh phúc có và đᴀu khổ cũng quá nhiều.
Từ một người giúp việc với mục đích kiếm thêm thu nhập, thế nhưng bà Đặng Thị Bình (SN 1955, ở thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) suốt 16 năm qua bất đắc dĩ trở thành người mẹ cưu maɴg, nuôi nấng con gái của chủ cũ.
Nhặt đồng nát nuôi con người dưng
Chồng ᴍất sớm, bà Bình bươn chải nhiều nghề để nuôi con. Năm 2002, bà cùng hai con gái lên Hà Nội thuê trọ tại khu vực Long Biên. Hàng ngày, các con đi làm, còn bà nhận trông trẻ thuê cho những gia đình xung quanh. Trong số những đứa trẻ bà nhận trông có 1 đứa trẻ được mẹ gửi lại và không bao giờ đến đón về nữa.
Bà Bình vẫn nhớ như in ngày 8/1/2004, chị Nguyễn Huyền Trang (SN 1979) bế theo bé Hoàng Huyền Thương (5 tháng tuổi) đến nhờ bà trông giúp với tiền lương 600 nghìn đồng/tháng. Thời điểm đó, chị Trang lấy lý do đi chữa bệnh nên nhờ bà trông cả ngày lẫn đêm.
Một năm đầu, hai vợ chồng ngày nào cũng sang thăm con, nhưng chị Trang không cho con bú vì lí do “mới đi ᴍổ về, uống nhiều kháɴg siɴh”. Nhiều đêm Huyền Thương khát sữa mẹ quấy khóc, thương cháu, bà Bình lại đi gõ cửa từng nhà đang nuôi con nhỏ trong xóm trọ để xin sữa về cho cháu uống.
“Tôi vẫn nhớ ngày 22/2/2005, hôm đó là ngày ăn hỏi con gái tôi, tôi gọi cho chị Trang sang trông con nhưng không liên lạc được, ban đầu tôi tưởng ốᴍ đᴀu, nằm viện nên cố gắng chờ đợi. Nhưng 1 tuần, 2 tuần trôi qua vẫn không thể liên lạc. Sốt ruột, tôi đến phòng trọ cô ta tìm thì được chủ nhà cho biết người này đã chuyển chỗ ở”, Bà Bình kể lại.
Nhiều lần khác nghe ai mách ở đâu có người giống mẹ bé là bà đạp xe đến tìm, nhưng đều không phải. Đến năm Thương 8 tuổi thì bà thôi hẳn ý định tìm. “Các con tôi sau vài năm làm trên này cũng về quê lấy chồng, còn tôi vẫn ở lại và không dám chuyển nhà trọ vì sợ cô ấy trở về không tìm được hai bà cháu”, bà nói.
Thời điểm Thương bị bỏ lại là khi chưa đầy một tuổi. Gia cảnh vốn khó khăn, nay chăm thêm một bé càng chật vật hơn nữa. Bà Bình nhận trông thêm trẻ, lúc tranh thủ được thì đi thu gom phế liệu, khi lại đi giúp việc theo giờ. Nhiều người khuyên bà đưa bé Thương vào trại mồ côi hoặc gửi lên chùa nhưng bà Bình không chịu.
“Cháu bện hơi tôi, ngày nhỏ đưa đi trẻ rời tôi đã không chịu. Nhiều đêm hai bà cháu ôm nhau, nghĩ giận người mẹ ấy bao nhiêu, lại thương cháu bấy nhiêu. May trời Phật thương, cháu không mấy khi bị ốm vặt. Dù có nghèo nhưng tôi vẫn quyết tâm nuôi dậy cháu nên người”, bà kể.
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, bà Bình mới phải lên Hà Nội kiếm sống, nuôi thân đã khó, thế nhưng bà không một chút đắn đo, suy nghĩ, không đem Thương đi gửi ở nhà trẻ mà bà quyết định nuôi em khôn lớn.
“Thời gian đầu nuôi Thương, không có tiền mua sữa bột, tôi mua sữa ông Thọ pha ra cho cháu uống, cuối tháng nhận được tiền trông trẻ tôi dành dụm mua cho cháu vài hộp sữa tươi để thay đổi. Khổ nhất là đến thời kỳ cháu ăn dặm, cháu thèm thịt, tôi cũng chỉ dám mua nửa lạng cho cháu ăn”, bà Bình nói.
Chấp nhận nuôi Thương như món quà trời ban, cuộc sống của gia đình bà Bình không ít lần rơi vào cảnh bi đát. Người phụ nữ sinh năm 1955 vốn là mẹ của đàn con nhỏ, là trụ cột chính trong gia đình, nuôi Thương thực sự phải gồng gánh thêm rất nhiều.
Đầu năm 2006, Thương ốᴍ đᴀu triền miên, tiền thuốc thang rất tốn kém, bà Bình phải vay mượn khắp nơi để đưa cháu đi viện: “Cứ vài ngày cháu lại ốᴍ, lại đi viện. Vì thế người ta cũng không thuê tôi trông trẻ nữa. Tôi phải cõng Thương đi nhặt đồng nát, ngày nào nhiều cũng được 30 nghìn đồng. Đây cũng là quãng thời gian khó khăn nhất của hai bà cháu”, bà Bình nhớ lại.
Nếu bà không nghèo cháu cũng đỡ khổ
16 năm nuôi Thương với bao khó khăn, bà Bình nhớ nhất là những ngày chuẩn bị cho em vào lớp một. Khi đó, bạn bè cùng trang lứa ai nấy đều nhộn nhịp chuẩn bị sách vở, quần áo mới đi học. Duy chỉ có hai bà cháu tất bật với việc xin giấy khai sinh, bởi mẹ bỏ em đi mà chẳng để lại giấy tờ tùy thân.
Khi tôi lên chính quyền xin giấy, người ta bảo tôi phải đăng thông tin lên các báo đài, nếu sau một tháng không ai nhận bé, mới làm được giấy khai sinh. Nhưng để đăng thông tin mất mấy triệu đồng mà tôi lấy đâu ra tiền”, bà nhớ lại
Thời điểm đó không ngày nào bà không khóc. Bà khóc ở trường, khóc ở phường, ở quận để trình bày hoàn cảnh của em Thương. Có những đêm bà nằm ôm cháu khóc ướt đẫm cả gối, sáng mai tỉnh giấc lại tức tốc lên quận xin giấy tờ. May mắn vào đầu năm học mới bà cũng kịp làm thủ tục cho Thương nhập học. Tờ giấy khai sinh – bỏ trống tên cha, mẹ, chỉ có tên người đỡ đầu – vô cùng quý giá với hai bà cháu.
Từ một người dưng, bỗng nhiên bà Bình trở thành người thân duy nhất của Thương. Bà yêu Thương như cháu ngoại, thậm chí còn hơn. Bởi cháu ngoại bà còn có bố mẹ quan tâm chăm sóc, còn Thương thì không.
Bà Bình kể, có lần bà treo thưởng cho Thương, nếu được điểm 10 sẽ thưởng 10 nghìn đồng để bỏ lợn, cuối năm mua quần áo. Thế nhưng, có lúc Thương được 4 điểm 10 cùng lúc, bà không có đủ tiền thưởng cho cháu: “Mỗi lần nghĩ lại quãng thời gian đó, tôi lại thấy ứa nước mắt vì thương con quá, nếu bà không nghèo cháu cũng đỡ khổ”, bà Bình xúc động.
Năm Huyền Thương học lớp 3, lần đầu tiên câu chuyện của hai bà cháu được đăng tải trên báo. Lớp trưởng đọc bài báo to trước cả lớp như một tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Đấy cũng là lúc Thương biết được sự thật. Tối hôm đó về nhà, em bỏ ăn, nằm quay mặt vào tường khóc. Những ngày sau đến lớp em không nói chuyện. Phải mất cả tuần, bà Bình, cô giáo và bạn bè động viên, Thương mới hòa nhập lại như cũ.
“Con bé từ đó hiểu chuyện sớm. Cũng năm ấy cháu thấy xưởng gạch thuê người bốc xếp nên trốn nhà ra làm thuê. Lúc về tay sưng rộp, rớm máᴜ, tôi giận lắm nhưng không đáɴh, hai bà cháu cứ ôm nhau khóc”, bà Bình nói.
Cả đời lam lũ, bà Bình có một niềm tự hào riêng, đó là Huyền Thương chăm ngoan, học giỏi. Hiện giờ cô bé đã học lớp 10. Cô Phan Thị Lương (giáo viên trường THCS Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Thương học rất đều các môn, trong đó nổi bật là Toán, Văn, Anh. Năm lớp 9 em đạt danh hiệu học sinh giỏi”.
Vài năm nay, mái tóc bà Bình đã có thêm nhiều sợi bạc. Sức khỏe cũng yếu dần với căn bệnh thoái hóa cột sống. Thời gian lấy đi của bà thanh xuân, sức khỏe nhưng bù lại cho Thương sự trưởng thành, chín chắn. Cô bé ngày nào đã trở thành một thiếu nữ tóc dài, đôi mắt mang đậm tâm tư.
Lớn lên trong vòng tay bà, Thương hiểu được những vất vả mà bà phải chịu đựng. Năm 2012 em về quê ở cùng bà và mỗi ngày phải đi xe bus quãng đường gần 20 km từ Văn Lâm (Hưng Yên) lên Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) để đi học.
Em chỉ muốn lớn thật nhanh, để có thể đi làm kiếm tiền phụng dưỡng bà. “Em không mong có ngày mẹ về với em, vì như thế em không phải suy nghĩ nên đi, hay ở. Bây giờ em chỉ cần có một mình bà thôi…”, Huyền Thương nói.
Bà Bình đã ngoài 65 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn nhận trông mấy đứa trẻ quanh xóm để có tiền trang trải cuộc sống. Chuyện cổ tích giữa đời thường của bà Bình thấm thoát cũng 16 năm. Giờ bà Bình chẳng còn sức mà đi tìm mẹ cho đứa cháu tội nghiệp nữa, nhưng sâu thẳm trong trái tim, bà vẫn muốn một ngày nào đó, hai mẹ con được đoàn tụ.
“Suốt 16 năm qua, tôi luôn chờ cuộc điện thoại của mẹ Thương. Tôi hiểu, dù bà có thương cháu đến đâu cũng không bằng tình cảm mẹ con ruột thịt được. Hiện tôi chỉ mong được sống đến ngày chứng kiến Thương học xong đại học, có việc làm, lập gia đình ổn định cuộc sống. Lúc đó, có nhắm mắt xuôi tay tôi cũng cam lòng”, bà Bình xúc động nói.