Nghe bà thông gia tiết kiệm, mẹ đẻ lên thăm bất ngờ với mâm cơm ở cữ

Nhà có con gái đến tuổi lấy chồng như “bom nổ chậm”, đến khi con lên xe hoa thì khóc lóc, thương con “chưa hiểu chuyện”, sợ gia đình chồng khó tính… đó là nỗi niềm của bố mẹ có con gái đi lấy chồng xa, lấy chồng sớm.

Sinh con gái, ai cũng muốn con xinh đẹp, ngoan ngoãn, sau này lớn lên kiếm được người đàn ông yêu thương thật lòng, gia đình chồng coi như con cái trong nhà, không quá khó khăn, không làm khó con dâu. Chỉ thế thôi là người làm cha, làm mẹ đã mãn nguyện lắm rồi.  Nhất là trong thời gian sinh con, ở cữ thì mới bộc lộ được hết chân tình của mẹ chồng, gia đình chồng với con dâu. Đã có không ít trường hợp bị mẹ chồng làm khó, chèn ép đến nỗi con dâu phải rơi vào trạng thái trầm cảm.

Cô L.T (Bắc Giang), một bà mẹ có con gái lấy chồng sớm, lại xa nhà nên cô luôn cảm thấy lo lắng, sợ con không quen với nếp sống nhà chồng. Sợ con ở nhà được bố mẹ nuông chiều, không phải làm nhiều việc, giờ qua nhà bên đó lại cảm thấy bỡ ngỡ.

Không chỉ thế, con gái cô T. còn cho biết, mẹ chồng là một người khá tiết kiệm, chỉn chu từng thứ một nên cô T. nghĩ rằng, không dễ để sống chung. Thế nhưng từ khi con gái sinh con, cô T. lên thăm thì mọi chuyện mới được sáng tỏ.

“Ở đây chắc không có nhiều người làm bà ngoại sớm như mình nhỉ.

Mình vài năm nữa mới đến 50 nhưng đã lên chức bà ngoại được gần 2 tháng. Con gái mình lấy chồng khi mới 21, cả hai đứa cùng trẻ quá nhưng vì thương nhau nên bố mẹ cũng vun vào.

Con gái lấy chồng xa, làm dâu khi còn quá trẻ nên mình cũng lo lắng nhiều. Con bé thẳng tính lắm nên hồi trước cũng hay kể lể là mẹ chồng tiết kiệm, kiểu dùng đồ điện trong nhà, bật vòi nước cũng phải để ý, nước giặt không đổ đi mà dùng tiếp để lau nhà hoặc rửa xe… Nghe con kể vậy, mình cũng lo lắng, nhất là thời gian ở cữ không biết con ra sao.

Hôm vừa rồi, thằng bé được gần 2 tháng nên mình lên xin ông bà thông gia cho con về ngoại một thời gian. Có lên tận nơi, nhìn bà thông gia tất tả chăm cho con mình với cháu mới biết lòng bà thế nào.

Mình đã rất bất ngờ khi nhìn mâm cơm cữ bà chuẩn bị cho con dâu. Trong 2 ngày mình ở đấy, thực đơn được đổi liên tục, bà cũng rất cởi mở và bảo bác sĩ nói không phải kiêng món gì, phải ăn đủ chất.

Nghe con gái mình bảo, buổi trưa mọi người đi làm nên bà cứ tiện nấu cho con dâu ăn rồi còn lại gì thì mình ăn nốt. Con bé cũng nói bà rất tiết kiệm, nước tắm của cháu sẽ dùng để giặt quần áo rồi lau nhà… nhưng không tiếc những khoản chi cho con, cho cháu. Đúng là phụ nữ, hơn nhau ở tấm chồng cả bố mẹ chồng nữa chị em nhỉ”.

Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu hay mâm cơm ở cữ do mẹ chồng nấu luôn là đề tài được bình luận rôm rả

Ngay khi những dòng chia sẻ của người mẹ có con gái lấy chồng sớm đã nhận được sự chú ý, quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, ai cũng gửi lời chúc mừng khi cô gái được gả vào gia đình tử tế, mặc dù hơi tiết kiệm nhưng biết cách quan tâm con cháu:

– “Con gái gả được vào nhà chồng tử tế là mừng quá rồi. Chúc mừng chị nhé!”

– “Phụ nữ ai cũng tiết kiệm cả thôi, nhưng cũng vì con vì cháu mà!”

– “Mẹ chồng có đầy người tốt, thương con dâu, thương cháu nội, mọi người đừng ác cảm quá”

– “Một người mẹ chồng rất biết vun vén và yêu thương con cháu”.

Mỗi người một tính, đặc biệt mẹ chồng con dâu lại khác thế hệ, quan điểm trong việc chăm sóc cháu cũng khác nhau nên việc mâu thuẫn là điều dễ xảy ra. Mâm cơm ở cữ cho mẹ bỉm không tốn kém quá nhiều, không tốn nhiều thời gian nấu nướng nhưng đôi khi mẹ chồng quá tiết kiệm hoặc kiêng cữ phản khoa học đã làm các chị em vô cùng ức chế. Để tình cảm mẹ chồng nàng dâu luôn thân thiết thì chúng ta nên học cách lắng nghe, chia sẻ, đặt mình vào vị trí của người kia để biết mình cần nên làm gì là tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *