Lương 7 triệu/ tháng vẫn dễ dàng mua nhà, sắm xe sau 3 NĂM nhờ 6 bí quyết ‘cất tiền’ CỰC ĐỈNH này

Nhiều khi nghĩ thấy buồn quá các mẹ ơi, 2 vợ chồng cưới nhau được gần 5 năm rồi mà vẫn phải chịu cảnh ở nhà thuê. Em làm văn phòng lương 7 triệu 1 tháng, thêm lương của chồng thì tính ra mỗi tháng cả nhà có 15 triệu. Bao nhiêu khoản chi tiêu từ thuê nhà, ăn uống, điện nước… Với cái kiểu chi tiêu như hiện nay thì chắc đến mùa quýt mới mua được nhà mất!

1 hôm 2 vợ chồng ngồi tỉ tê với nhau rồi ra quyết sách cắt giảm chi phí để dành tiền còn mua nhà. Ban đầu em cũng chẳng hy vọng đâu, nhưng đã bàn rồi thì cứ cùng chồng thực hiện theo xem sao.

May sao hết 1 tháng thử nghiệm tiền chi tiêu giảm còn 1 nửa, đã vậy vợ chồng còn bỏ ra 1 khoản kha khá. Tối qua chồng tính cứ cái đà này thì chỉ khoảng 2,3 năm là vợ chồng có thể mua 1 căn nhà trả góp. Nghĩ thôi mà em thấy phấn khởi vì cuối cùng kế hoạch mua nhà cuối cùng cũng nằm trong tầm tay rồi.

1. Tự động trích lương vào tài khoản tiết kiệm

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có dịch vụ tự động trích một khoản tiền từ tài khoản chi tiêu vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất cao hơn.

Em và chồng nhận ra rằng, sẽ rất thuận tiện nếu mở sổ tiết kiệm ở chính ngân hàng mình nhận lương hàng tháng. Vì thế 2 đứa đã đặt ra một mục tiêu tiết kiệm xác định trong 1 năm để biết mỗi tháng cần trích ra bao nhiêu, có kế hoạch rõ ràng bao giờ cũng dễ thực hiện hơn các mẹ ạ.

Các mẹ nhớ đừng đặt khoản trích quá cao so với thu nhập hàng tháng, số tiền trích lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chi tiêu ngắn hạn của cả gia đình. Các mẹ chỉ nên trích tự động tối đa 20-25% thu nhập của mình, vì chúng ta sẽ còn nhiều cách tiết kiệm khác mà.

2. Bỏ heo kiểu mới

Chính ông xã em đã bày ra cách này nhé. Đó là thử trò chơi và bài học tiết kiệm của tuổi thơ chúng ta theo một kiểu khác.

Chẳng cần mua heo đất cũng chẳng cần hộp đựng tiền mà chỉ cần chiếc ví có nhiều hơn một ngăn có thể để tiền. Các chị hãy tập cho mình thói quen, mỗi lần chi tiền để làm bất cứ việc gì thì đều bỏ vào ngăn bí mật này một số tiền nhỏ cố định (khoảng 10.000 hay 20.000 đồng cho mọi khoản chi lớn nhỏ).

Đó là số tiền rất nhỏ và hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng chị em hãy thử tính xem, nếu mỗi ngày chúng ta đều chi tiền ít nhất 1 lần và chỉ bỏ heo 10.000 đồng / lần chi tiền thôi, 1 năm sau ta đã có ít nhất 3.650.000 đồng để có thể làm gì đó mình thích rồi.

3. Chọn hình thức tiết kiệm có lãi suất cao

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả là hãy chọn ngân hàng có lãi suất tiết kiệm tốt hơn, dù chỉ chút ít. Các mẹ có thể chọn ngay ngân hàng đang nhận lương để mở sổ tiết kiệm, hoặc một ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Có thể bạn sẽ tốn công một chút cho việc sử dụng nhiều ngân hàng, nhưng về mặt lợi ích kinh tế, hãy chọn những dịch vụ đem lại giá trị cao hơn cho mình, đối với tiết kiệm, giá trị đó chính là tiền bạc.

4. Nghĩ trước khi chi

Đừng vội vã chi tiền ngay khi chưa kịp suy nghĩ về nó. Chị em hãy tập thói quen tự vấn bản thân về mức độ cần thiết phải chi tiền để mua sắm, có thể hỏi thêm vài người để giúp củng cố nếu vẫn không thể tự thuyết phục mình.

Nếu cần thiết phải chi tiền và quyết định chi tiền, hãy dành 15 phút kiểm tra giá và nhà cung cấp để có thể mua được với chi phí tốt nhất.

5. Không vay mượn, nếu nợ thì hãy trả sớm

Nếu không phải là tình huống bất khả kháng, tuyệt đối đừng vay mượn, đặc biệt là vay ngân hàng.

Nếu không phải là người giỏi tính toán và có thể xoay vòng tiền thành lợi nhuận, vay mượn đồng nghĩa với nợ nần, và cũng đồng nghĩa rằng chúng ta chẳng thể tiết kiệm cho mình cho đến khi nào trả nợ xong.

Đối với dư nợ thẻ tín dụng, hãy thanh toán trong hạn thanh toán nếu có thể để tránh lãi suất của ngân hàng, còn nếu đã quá thời gian thanh toán, hãy cố gắng trả sớm nhất.

6. Kiểm soát chi phí viễn thông

Chi phí này bao gồm phí điện thoại, internet và truyền hình cáp… Các mẹ hãy xem lại các hoá đơn viễn thông trong 6 tháng gần đây nhất và đánh giá lại nhu cầu thực tế của mình. Liệu có cần cần thuê gói truyền hình cáp hàng trăm kênh trong khi mấy ngày liền còn chả nhìn đến TV? Có cần gọi điện nhiều đến thế trong khi đã có email và chat?

Sau khi nghĩ lại những chi phí đó, vợ chồng em đã quyết định “xuống tay” cắt giảm 1 số dịch vụ viễn thông không cần thiết, hạ cấp các gói cước không dùng hết tính năng. Sau khi tối ưu phí viễn thông, 2 vợ chồng cũng đã bỏ ra được 1 khoản kha khá vào khoản tiết kiệm mua nhà sau này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *