Bàn về chuyện đưa tiền cho vợ, người chồng đã đưa ra một nhận định khiến các chị em phải “dậy sóng” ngay sau đó.
Trong hôn nhân, tiền bạc là một vấn đề ????????ạ???? ????ả????. Chuyện hai vợ chồng sau khi kết hôn nên góp tiền chung hay vẫn rạch ròi kinh tế luôn gây tranh cãi. Mới đây, một người chồng đăng tải bài viết chia sẻ về chuyện đưa lương cho vợ. Bài đăng đã gây nên những suy nghĩ khác nhau, nhất là khi người đàn ông cho rằng “có phải đàn bà quan trọng tiền bạc hơn tình nghĩa”.
Rất nhanh chóng, những nghi vấn của người đàn ông đã gây chú ý trên mạng xã hội. Phải chăng, phụ nữ bây giờ muốn “????ộ???? sạch” lương bổng của chồng mới vừa lòng?
Trách nhiệm đàn ông sau mỗi lần vung tiền
Một bà mẹ hai con, đã có 7 năm hôn nhân đã mạnh mẽ nói về câu chuyện này. Đương nhiên, nó đứng trên phương diện quan điểm riêng nhưng khiến người ta không khỏi suy nghĩ.
Bích chia sẻ, cô chưa bao giờ yêu cầu rõ ràng chồng phải đưa cho mình một tháng bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, chồng cô vẫn đều đặn đưa gần hết số lương mà anh kiếm được. Thậm chí, anh còn muốn để Bích cầm luôn thẻ nhận lương của mình, hàng tháng “phát” cho chồng một ít để chi tiêu nhưng Bích ngăn lại vì suy nghĩ nhỡ ai đó biết lại cho rằng cô chuyên quyền quá.
Tú – chồng Bích hiểu rõ rằng việc đưa tiền để vợ lo toan cuộc sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân mình. Anh thà chịu khổ còn hơn để vợ con phải khó khăn, vất vả.
“Chồng mình có bao nhiêu tiền lương hàng tháng mình đều biết cả. Mình chưa bao giờ áp đặt anh ấy phải đưa từng nào, chừa lại bao nhiêu tiêu xài mà chính chồng mình tự ý thức được điều đấy”, Bích kể.
Có được những suy nghĩ này của Tú cũng là công sức của Bích sau 1 thời gian bên nhau. Hồi đó, cả hai vừa mới kết hôn, Tú vẫn chưa thích ứng được việc đưa tiền để vợ tích cóp, chi tiêu. Sau một lần anh gắt gỏng về việc vợ nhắc đến vấn đề kinh tế, Bích đã có một buổi nói chuyện rõ ràng và thẳng thừng với chồng về điều này.
“Mình nói thẳng với anh ấy, khoản tiền lương chục triệu của anh Tú nói nhỏ thì không nhỏ nhưng nó chẳng phải quá lớn. Sau khi kết hôn có bao nhiêu việc phải chi tiêu, bây giờ hai vợ chồng nhưng sau này còn con cái, lễ lạt hiếu hỷ, tiền học tiền ăn, tiền đối nội đối ngoại…
Nếu như anh ấy cho rằng việc khư khư giữ tiền riêng là tốt thì mình sẽ lên một danh sách các khoản chi tiêu rồi cả hai chia đôi tiền ra chi. Cuộc sống sẽ giống như người dưng chung nhà bởi rõ ràng việc đòi hỏi phải rạch ròi về kinh tế sau hôn nhân thì chẳng giống cách sống của vợ chồng gì cả”, Bích thẳng thắn.
Từ những điều đó, chồng Bích đã suy tính rất nhiều. Bích không yêu cầu chồng phải đưa ra con số bao nhiêu trong lương của mình nhưng nhất thiết phải đưa. Cuối cùng, Tú quyết định đưa hết cho vợ, chỉ giữ lại một chút. Anh cho rằng đó chính là cách thể hiện trách nhiệm và hành động trong hôn nhân.
Tú giữ tiền không giỏi, bao nhiêu cũng tiêu sạch nhưng Bích thì khác. Anh hiểu rằng sau này chuyện gia đình, con cái ra sao, sinh sống thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào những đồng tiền tích cóp nên kiên quyết đưa luôn.
Quay trở lại với vấn đề mà người đàn ông nhắc đến, cho rằng phụ nữ cần tiền hơn tình nghĩa sau hôn nhân. Câu chuyện của Bích cũng đâu khác gì? Phụ nữ yêu cầu chồng đưa tiền để chi tiêu là một cách trao cơ hội để anh ta chứng tỏ được sự tự giác, ý thức, trách nhiệm với hôn nhân.
Cái phụ nữ cần đâu phải là con số, cái họ cần chính là sự thoải mái trong suy nghĩ của người chồng. Tại sao cả hai cùng xây dựng tổ ấm mà người đàn ông lại phải suy nghĩ, đắn đo khi góp của vào lo toan cho hôn nhân? Họ tự nhìn ra con số để cho rằng người phụ nữ coi trọng tiền bạc hơn tình nghĩa?
“Mình chưa bao giờ bắt chồng phải đưa trọn vẹn lương, cái mình cần là thái độ cầu thị của anh ấy, thoải mái và thích thú khi được góp cùng vợ phần tiền cùng nuôi con, xây dựng hạnh phúc”, Bích khẳng định.
Phụ nữ là “vua” của việc “co duỗi” trong chi tiêu
Sau khi tiến vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ cũng có nhiều điều lo lắng. Tuy nhiên, dường như bất cứ phụ nữ đã có gia đình, có con cái nào cũng nằm lòng được vấn đề “biết co biết duỗi” khi chi tiêu.
Nếu như gia đình họ có 50 triệu sẽ tiêu xài kiểu có của hơn, nếu như tổng thu nhập cả hai vợ chồng chỉ có 10 triệu thì hạ tiêu chuẩn cuộc sống hơn một chút. Dù thế nào đi chăng nữa họ cũng biết cách khiến cuộc sống hôn nhân vận hành được từ những khoản tiền đang có và đôi lúc kì diệu hơn là vẫn dư tiền tiết kiệm.
Vấn đề tiền bạc trong hôn nhân luôn luôn nhạy cảm và cũng khiến không ít các cặp đôi tan vỡ. Người đàn ông đầu đề tại sao không nghĩ rằng vợ mình cũng đang đau đầu để phân chia ra các khoản chi trong nhà. Còn anh ta thì thật hay ho, có dư 1 triệu để tiêu xài một cách rảnh tay, dù có 1 phát tiêu hết cũng chẳng đau đầu cân đối.
Bích kể: “Một lần, anh ấy muốn đi uống bia với bạn mà lúc đó bé sau nhà mình hơi sốt. Nói chung để chồng đi cũng ổn nhưng con ốm nên mình có hơi nhăn nhó. Anh ấy quay ngoắt qua bảo rằng tiền đã đưa cho hết rồi còn ngăn cản thế này.
Lúc đó mình nói thẳng luôn rằng mình nhận tiền anh ấy đưa là trân trọng trách nhiệm của anh với gia đình. Kể cả anh đưa 3 triệu, 5 triệu mình vẫn vui vẻ nhận lấy, chi tiêu được trong khoảng ấy nhưng kèm theo đó phải là thái độ của anh. Anh đừng cho rằng đưa nhiều lương cho vợ là thành tích.
Nếu vì thành tích như thế thì anh có đưa 50 triệu, 100 triệu rồi đi kể công rồi bỏ bê gia đình, chẳng biết con cái thế nào, học hành ra sao thì em cũng chẳng cần. Xong xuôi, chồng mình có xin lỗi ngay. Mình vẫn để anh đi vì tiễn gia đình bạn qua nước ngoài định cư nhưng cái gì phải ra cái đó”.
Bởi vậy, đàn ông đừng vì đưa nhiều đưa ít cho vợ mà lên mặt hoặc có suy nghĩ khác. Nếu họ giàu có làm được nhiều thì vợ con họ sẽ tiêu thoải mái, nếu như ít đi thì eo hẹp lại. Phụ nữ có gia đình chưa bao giờ “ngán” con số nào khi chi tiêu trong nhà.
Tiền bạc chưa bao giờ là thước đo tình nghĩa của đàn bà
Người đàn ông đầu tiên cho rằng vợ mình cằn nhằn, không vừa ý vì giữ lại tiền riêng, tại sao họ lại có một suy nghĩ tàn nhẫn như thế cho phụ nữ?
Người ta thường nói rằng đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, ý chỉ sự vận hành trong ngôi nhà, tất cả những việc nhỏ nhặt, đối nội đối ngoại, con cái… đều là đàn bà lo toan. Tất cả những điều đó đều không thoát được một chữ tiền!
Một cuộc hôn nhân bắt đầu bằng tình yêu, tình nghĩa, tinh thần trách nhiệm. Khi vấp phải một vấn đề, đàn ông cho rằng vợ mình coi trọng tiền bạc hơn tình nghĩa, nhận định đó quá mức phiến diện và độc ác thật rồi.
Nếu như người vợ muốn tiền bạc, coi trọng nó thì chắc gì đã đồng ý cưới người đàn ông lương 6 triệu. Có thể họ chính là người trực tiếp chi tiêu trong nhà và vô cùng đau đầu để tính toán xem phải làm gì với số lương ít ỏi chồng đem về hàng tháng. Sự tần tảo, lo toan đó đâu phải là sự ích kỷ để bị đánh giá nặng nề từ người đàn ông.
Vậy mới nói trong hôn nhân chuyện tiền nong cần phải nói rõ ràng giữa hai bên, suy xét kỹ càng tất cả mọi trường hợp. Đàn ông đừng bao giờ coi việc đưa tiền để vợ chi tiêu là nghĩa vụ. Nó hoàn toàn là trách nhiệm của người làm chồng làm cha trong gia đình.