Lạc nhau 51 năm dù ở sát huyện, mẹ con rưng rưng ngày đoàn viên: Hạnh phúc vì vẫn còn mẹ

Chiế???? tra????h dẫu có qua đi nhưng tàn tích vẫn còn để lại. Đặc biệt là với những người đa???? đá???? ngóng trông tin tức người thân bị thất lạc.

Có lẽ trên mảnh đất hình chữ S này, mỗi gia đình đều có ít nhất 1 câu chuyện về người thân bị thất lạc. Đó có thể là đứa con lạc mẹ khi chạy loạn, cũng có thể là đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời phải đem cho người khác vì gia cảnh quá khó khăn, là người anh người chị gửi em đi mua tấm vé xe, quay lại thì người ta đã dắt em đi mất… Trong mỗi câu chuyện ấy đều có bóng dáng của những người mẹ. Những ngày cuối năm, câu chuyện hai mẹ con ở Đồng Nai lạc nhau 51 năm cuối cùng đã trùng phùng khiến nhiều người vô cùng xúc động. Họ chính là niềm tin cho hàng ngàn gia đình khác mong chờ kiếm được người thân của mình.

“Có đi xin ăn thì tôi dẫn đi xin chứ tôi không có cho con tôi”

Năm 1969, nhận tin chồng đi lính bị thươ????g bà Võ Thị Kim Thanh (1939) phải mang 4 con trai từ Sài Gòn gửi vào Làng cô nhi Long Thành rồi ẵm đứa con gái út mới sinh đi tìm chồng.

Làng Cô nhi Long Thành”, chỉ tồn tại vỏn vẹn 5 năm từ 1967 – 1972 nhưng có đến hơn 3.000 cô nhi được gửi vào đó. Trong đó có đứa con kế út của bà Thanh

Đứa con trai kế út có tên ở nhà là Bé Sáu lúc đó mới 5 tuổi, vì quá nhớ mẹ nên đã bỏ trốn khỏi Làng cô nhi trong 1 đêm mưa tầm tã. Bà Thanh nghe tin báo vội vàng quay lại tìm con nhưng không thấy. Sợ mất thêm con, bà quyết định đón những người con còn lại về, đồng nghĩa với việc bà phải từ bỏ việc tìm chồng.

Một năm sau, bà đưa bốn con rời Sài Gòn đến vùng khai hoang Long Khánh, Đồng Nai ở, làm đủ việc nuôi con. Chọn nơi này mưu sinh cũng bởi người mẹ hi vọng sẽ tìm được đứa con trai thất lạc giữa biển người mênh mông. Dù sao ở gần nơi con bỏ đi thì cơ hội tìm thấy vẫn nhiều hơn. Ở tuổi 30, một tay bà nuôi 4 người con vất vả trăm bề, vừa làm cha vừa làm mẹ ở nơi đất khách quê người:

“Nói thiệt lúc tôi khổ, nhà cháy, con mất, chồng mất mà dứt khoát một đứa con mấy cô mấy cậu bảo đem cho, tôi cũng không cho. Có đi xin ăn thì tôi dẫn đi xin chứ tôi không có cho con tôi

Hồi đó tôi làm hồ ngày 60 đồng mà nuôi con đóng tiền cơm hết 60 đồng. Mẹ con tôi hồi đó trải chiếu dưới đất nằm, bốn mẹ con ôm nhau xuống ngõ chánh này cắt lúa. Rồi về tối mẹ con ôm nhau ngủ chứ đâu dám rời xa, sợ mất nữa”

Trong hành trình ấy, bà không bao giờ quên đứa con trai bé bỏng của mình. Lo sợ con trai bị bắt cóc, bà lần đến từng hang ổ bắt trẻ con đi ăn xin tìm kiếm con nhưng không được. Mấy chục năm qua chưa bao giờ bà thôi nuôi hi vọng được gặp lại bé Sáu. Bà đi hết các ngôi chùa lớn, nhỏ ở khu vực Long Khánh, Long Thành vì nghĩ biết đâu con mình được các sư cưu mang. Cứ thế hai mẹ con lạc nhau 51 năm, người mẹ cũng đã bước sang tuổi trời.

Đời lưu lạc của đứa trẻ lạc mẹ

Đứa trẻ đi lạc ngày ấy là anh Hồ Văn Sơn, tên lúc nhỏ là Phạm Đình Phong, tên gọi ở nhà là Bé Sáu. Anh nhớ lại ngày mẹ dắt anh và 3 anh trai đi gửi ở Làng cô nhi Long Thành, anh thích lắm vì nghĩ được đi chơi. Không ngờ đến nơi thì mải chơi, quay qua quay lại thì mẹ đã đi mất. Anh bật khóc chạy đi tìm thì bị giữ lại.

Đau xót vô cùng khi anh Sơn lúc còn nhỏ mà không biết tên mẹ, rồi suốt từ bé đến giờ vẫn cứ tìm mẹ, vậy mới thấy mẹ trong lòng của con lớn thế nào

Ở chỗ gửi được vài ngày, anh Sơn bỏ trốn đi tìm mẹ giữa đêm tối, trời mưa tầm tã. Bộ quần áo mang trên người ướt sũng, anh lạnh cóng, bụng đói nhưng vẫn lang thang các ngả đường, chỉ mong về nhà với mẹ.

“Hồi đó, tôi nghĩ mình cứ đi thì sẽ tìm được đường về nhà. Nhưng tôi đã bị lạc”

Trên đường lang thang, anh may mắn được một gia đình nhận nuôi. Lúc lớn thì đi ở đợ, chăn bò, làm ruộng cho người ta, kiếm cơm qua ngày. Đến tuổi trường thành, anh lấy vợ, sinh con nhưng cứ đi làm có tiền là anh đi tìm mẹ. Chính vì khát khao tìm được gia đình, hơn 51 năm qua, anh Sơn chỉ sống xung quanh khu vực Làng cô nhi Long Thành ngày trước.

“Tôi chỉ mong được gặp mẹ một lần. Trường hợp mẹ đã mất rồi, tôi cũng mong tìm được để thắp cho mẹ nén nhang”

Ở ngưỡng lục tuần, người đàn ông 57 tuổi vẫn hàng ngày đi bán vé số, đi khắp nơi tìm kiếm thông tin về gia đình mình. Điều đau lòng nhất là anh không biết tên mẹ, không biết tên anh em của mình.

Rớt nước mắt ngày trùng phùng

Thông qua chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, đầu năm 2021, hai mẹ con đã được gặp nhau. Mẹ ở huyện Long Khánh, con ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Hai huyện này sát nhau vậy mà hơn 51 năm qua, họ phải mòn mỏi đi tìm nhau. Cuộc gặp mặt còn có những người anh em ruột của anh Sơn. Tất cả đều không cầm được nước mắt khi nghe anh kể về quãng đời cơ cực của mình. Chỉ 1 bước chân đi, người con đã cách xa gia đình 51 năm, nửa thế kỷ. Người mẹ nay đã 82 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, bà không ngớt lời bảo anh giống cha như đúc

“Qua nay tôi sợ tôi đi không nổi, tôi niệm Phật cho tôi đi đến nơi rồi về mất cũng được. Cho tôi gặp mặt con tôi lần chót. Mẹ gặp con cũng như là vàng bạc rồi, tôi cũng không có ham gì nữa.”, bà nói

Anh Sơn nức nở:“Giờ mẹ gặp con rồi mẹ đừng nói vậy nữa. Mẹ phải sống với con chứ, giờ không lẽ mới gặp con mà mẹ đòi bỏ con. Con gặp được mẹ như trúng số vậy”

“Về với mẹ, nghèo khổ thì anh em đỡ đần nhau”. “Đứa” con gần 60 tuổi đầu vẫn như đứa trẻ bồng bột, non dại bên cạnh mẹ. Câu chuyện hai mẹ con ở Đồng Nai lạc nhau 51 năm đã có một cái kết có hậu, dẫu rằng hơn nửa thế kỷ họ mới gặp mặt nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *