Không hề mê tín, khoa học chứng minh: Không nên sinh con vào tháng 12 âm lịch!

Cùng với sự phát triển của thời đại, tư duy, nhận thức của con người cũng ngày một tiến bộ hơn. Những quan điểm cổ hủ, lạc hậu, đôi khi là bảo thủ, mê tín cũng dần bị loại bỏ. Tuy nhiên, đôi khi có những điều ngẫm lại, quả thật, người xưa nói cũng có lý.

Khi còn trẻ, chúng ta có thể chưa cảm nhận được những gì người trước nói là đúng hay sai. Nhưng khi trưởng thành rồi, đặc biệt là khi đã làm bố, làm mẹ, bạn sẽ nhận ra rằng, thế hệ trước không phải không có lý khi đúc rút những kinh nghiệm như vậy. Dưới đây là một vài những tình huống như thế:

Mẹ chồng ngăn không muốn con dâu sinh vào tháng 12 âm lịch

Xiaobai (sinh sống tại Trung Quốc) từng mang bầu nhưng hành trình này với cô không hề dễ dàng. Cô thường xuyên bị nôn mửa, ốm nghén và phải nằm một chỗ trong suốt thai kỳ. Nhiều người mang thai sẽ tăng cân, nhưng Xiaobai thì không thể ăn uống được gì, chỉ nằm và truyền dung dịch dinh dưỡng.

Đặc biệt, ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3, cô phải đối diện với rất nhiều những vấn đề: Cơ thể sưng phù, thức trắng đêm không ngủ được… Những mệt mỏi này khiến Xiaobai quyết định sẽ sinh mổ sớm một chút. Cô cho rằng dù sao đứa trẻ cũng đã đủ tháng, việc mổ bắt thai cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé cả.

Nhưng lúc này, mẹ chồng của Xiaobai đã không ủng hộ. Bà nhiều lần giải thích với cô rằng không nên sinh sớm vào thời điểm này mặc dù sinh mổ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Xiaobai cảm thất rất khó chịu và khó hiểu với quan điểm này của mẹ chồng. Cô là mẹ của con mình, cô đương nhiên sẽ không làm điều gì có hại cho con. Mẹ chồng cô lại quả quyết rằng tháng 12 âm lịch không phải là thời điểm tốt để sinh con.

Mẹ chồng quả quyết rằng tháng 12 âm lịch không phải là thời điểm tốt để sinh con nhưng con dâu không nghe và làm theo ý mình. (Ảnh minh họa)

Xiaobai cho rằng đó là suy nghĩ mê tín của người già nên không tin. Mẹ chồng cũng không thể ngăn cản được và cuối cùng Xiaobai quyết định sinh mổ sớm một chút. Cô hạ sinh một cậu con trai khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ.

Tuy nhiên sau đó mới là vấn đề. Tháng 12 âm lịch thời tiết rất lạnh. Dù nằm trong bệnh viện nhưng vẫn cảm thấy gió lạnh ùa vào. Những ngày về nhà ở cữ dù có nằm phòng kín, có chăn ấm áp đi chăng nữa thì cái lạnh cũng gây hại khá nhiều cho sức khỏe. Em bé dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm phổi. Bé gầy gò, ốm yếu.

Không chỉ về vấn đề thời tiết, tháng 12 âm lịch là tháng giáp Tết, là thời điểm ai cũng bận bịu và tiền bạc cũng không được rủng rỉnh cho lắm. Nhiều người chịu áp lực lớn về tiền bạc, phải kiếm tiền, công việc nhiều… Khi sinh vào thời điểm này, chồng và người thân đôi khi cũng không thể hỗ trợ người mẹ được nhiều vì quá bận. Lúc đó, người mẹ sẽ phải một mình vật lộn, sẽ rất vất vả và cực nhọc.

Trường hợp của Xiaobai cũng đúng như vậy. Chồng cô chỉ nghỉ được ở nhà 2 ngày sau đó phải đi làm, một mình cô chăm con nên cảm thấy rất kiệt sức. Lúc này cô mới thấm thía lời nói của mẹ.

Những lý do khiến trẻ sinh vào tháng 12 âm lịch được coi là không có phúc:

Không có người chăm sóc

Tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, là giai đoạn cuối năm, ai ai cũng bận rộn: Người đi làm, người bận việc nhà, người già thì bận nấu nướng, chuẩn bị cho một cái Tết tươm tất… Vì vậy, đứa trẻ được sinh vào giai đoạn này thực sự không phải là một giai đoạn lý tưởng. Vì cả mẹ và bé đều sẽ không có người chăm sóc, hoặc có cũng không được chu toàn.

Đứa trẻ được sinh vào giai đoạn tháng 12 âm lịch không phải là một giai đoạn lý tưởng. Vì cả mẹ và bé đều sẽ không có người chăm sóc, hoặc có cũng không được chu toàn. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn sau sinh, cả mẹ và bé đều đang yếu và cần được chăm sóc. Nếu người mẹ không có sự hỗ trợ của người thân xung quanh, phải thức dậy nửa đêm cho con ăn, thay tã, thay bỉm thì sẽ vô cùng mệt mỏi. Những cảm xúc không tích cực và sự xuống sức về thể lực khiến người mẹ cũng không có được trạng thái tinh thần tốt nhất để yêu thương con.

Thời tiết lạnh giá, dễ ngã bệnh

Tháng 12 âm lịch là thời điểm mùa đông lạnh giá, nhất là với các tỉnh phía Bắc và miền núi phía Bắc trời còn lạnh giá hơn. Ở giai đoạn sinh nở này, nếu điều kiện nhà cửa, phòng ốc không giữ ấm tốt thì rất khổ cho mẹ và bé. Trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh vì gió thổi tứ phương, dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm phổi.

Có ít loại rau tươi

Sau khi sinh, sản phụ cũng cần phải được bổ sung dinh dưỡng, rau xanh. Trong khi đó, rau, củ, quả lại là thứ không thể thiếu với sản phụ. Nhưng vào mùa đông không phải là mùa thu hoạch, muốn ăn rau tươi cũng không phải là điều đơn giản.

Vậy sinh con vào mùa nào là đẹp nhất?

Mùa xuân

Mùa xuân là khởi đầu của một năm, là biểu tượng của sức sống, tái sinh. Mùa này cũng có nhiệt độ dễ chịu, không quá nóng, không quá lạnh, rất thoải mái, dễ chịu, phù hợp để sinh nở. Ngay cả thời gian ở cữ cũng không quá khổ cực, khắc nghiệt vì thời tiết.

Tháng 12 âm lịch là thời điểm mùa đông lạnh giá, nhất là với các tỉnh phía Bắc và miền núi phía Bắc trời còn lạnh giá hơn, không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Vào mùa xuân, tâm trạng con người cũng dễ chịu hơn. Lòng người sảng khoái, nắng vàng rực rỡ, cỏ cây đua nhau khoe sắc… khung cảnh này khiến người ta cảm thấy thoải mái khi ngắm nhìn, tâm trạng cũng tươi vui.

Mùa thu

Mùa thu có thời tiết dễ chịu, trong lành, nhiệt không quá lạnh. Đây là mùa đẹp nhất, thoải mái mặc quần áo. Nó còn tốt hơn mùa xuân là vì thời tiết khô, thoáng, không có nguy cơ bị dị ứng như mùa xuân.

Vào mùa thu, nếu ở cữ cũng thoải mái trong sinh hoạt. Vì thế đây là mùa tốt nhất để sinh con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *